Chủ nhật 11/05/2025 01:00

Chương mới của công tác dân tộc

“Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển” là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện quan điểm này, rất nhiều chương trình, chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi đã được triển khai, góp phần tạo nên những thay đổi lớn lao cho vùng DTTS và miền núi.

Năm 2021 - đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc vui mừng kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Năm 2021 cũng là năm, hệ thống các cơ quan dân tộc trên khắp cả nước đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là 1 trong 3 chương trình MTQG nhận sự quan tâm lớn của Đảng và Chính phủ, với số tiền đầu tư lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực công tác dân tộc. Trong đó, mức đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 137.000 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước là 124.000 tỷ đồng).

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là kết quả của một quá trình nghiên cứu, rà soát, chắt lọc của Ủy ban Dân tộc (UBDT) để có thể tham mưu cho Chính phủ xây dựng Ðề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc khóa XIV. Tinh thần đồng thuận, nhất trí phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG của các đại biểu Quốc hội cũng chính là sự ghi nhận cho những nỗ lực, cố gắng của các cơ quan làm công tác dân tộc trong suốt quá trình tham mưu, tìm kiếm giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tập trung nguồn lực phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi.

Để phục vụ cho việc thực hiện chương trình, các Phòng Dân tộc, Ban Dân tộc, các vụ chức năng của UBDT đã khẩn trương rà soát, thu thập thông tin để xây dựng tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, bảo đảm toàn diện, khách quan, khoa học, chính xác, làm cơ sở xác định đối tượng, địa bàn ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Thực tế, khối lượng tài liệu, công việc phục vụ xây dựng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là vô cùng lớn. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm cùng mong muốn có được những chính sách dài hơi, nguồn lực lớn và giải quyết được những vấn đề bức xúc trong đời sống của đồng bào DTTS… đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc trên khắp cả nước đã đồng hành, phối hợp để có được những số liệu, thông tin kịp thời, đáp ứng yêu cầu. Từ đó, góp phần tạo ra một hệ thống chính sách ngày càng toàn diện, có tính chất nền tảng cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

Niềm vui trong lao động của đồng bào Gia Rai (tỉnh Gia Lai)

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký Quyết định số 605/QĐ-TTg kiện toàn nhân sự Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đối với ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu của Chương trình.

Với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, một chương mới đang mở ra với đồng bào vùng DTTS và miền núi, cũng như với các cơ quan làm công tác dân tộc trên cả nước. Hy vọng, khi Chương trình chính thức thực hiện… không chỉ hơn 14 triệu đồng bào nhận được những tác động tích cực từ chương trình; mà vai trò, chức năng, ý nghĩa của các Phòng Dân tộc, Ban Dân tộc, UBDT sẽ tiếp tục được khẳng định, góp phần đưa công tác dân tộc lên một tầm cao mới.

Hoàng Mai
Bài viết cùng chủ đề: Công tác dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê