CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
[TRỰC TIẾP]: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) chiều ngày 27/11/2024
Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%
Tiêu điểm
Hà Nội: Người dân khổ vì dự án mở rộng đường 70 chậm tiến độ
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới
Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh
Bộ Nội vụ chính thức lên tiếng về thông tin sáp nhập các tỉnh, thành
Tham gia hệ sinh thái FTA - cách tiếp cận mới khẳng định thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam
Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga
'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Công ty TNHH Trung Linh Phát
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam - Canada thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp, năng lượng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Canada
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường, không chắc giảm được tỷ lệ thừa cân béo phì
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh
Phát triển tài chính xanh từ thay đổi nhận thức của người tiêu dùng
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu
Hà Nội: Người dân khổ vì dự án mở rộng đường 70 chậm tiến độ
Rác thải sinh hoạt tràn ngập ven đường, tình trạng lầy lội, bụi bẩn và những hố ga không nắp cống thường xuyên xuất hiện. Đây đang là thực trạng của dự án mở rộng đường 70 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm – TP Hà Nội.
Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2020, nhưng sau 4 năm thi công, đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng 100%. Vào giờ tan tầm, hình ảnh những dòng phương tiện chen chúc nhau nhích từng chút hay môi trường dọc con đường này trở nên ô nhiễm đã trở nên quen thuộc với người dân địa phương.
Người dân khổ vì dự án mở rộng đường 70 (Hà Nội) chậm tiến độ. Ảnh: Thái Mạnh. |
Hệ thống điện, vỉa hè đã cơ bản hoàn thành. Phần mặt đường đã được rải nhựa để các phương tiện giao thông lưu thông tạm. Tuy nhiên phần đường 70 từ ngõ 6 Miêu Nha đến cầu Ngà vẫn chưa thể thi công. Một số hộ kinh doanh vẫn chưa di dời để bàn giao mặt bằng cho dự án. Theo đó, người dân tại khu vực đều mong muốn đơn vị thi công sẽ sớm đẩy nhanh tiến độ để dự án có thể triển khai để sử dụng trong thời gian sớm nhất.
Được biết, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm, UBND huyện Hoài Đức giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết dự án đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã đề xuất điều chỉnh, tránh phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án nhiều lần; phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các địa phương, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng; kịp thời tổng hợp các khó khăn vượt thẩm quyền để đề xuất báo cáo UBND thành phố để được xem xét (nếu có).
Tham gia hệ sinh thái FTA - cách tiếp cận mới khẳng định thương hiệu ngành thủy sản Việt Nam
Được xem là điểm sáng trong bức tranh xuất nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng năm 2024, ngành thủy sản đã đóng góp quan trọng vào kết quả xuất khẩu nước ta thời gian qua. Đó là nhờ việc triển khai nhiều giải pháp khai thác tối đa các cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt khoảng 7,16 tỷ USD, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ. Đây là con số tương đối ấn tượng. Hiện mặt hàng thủy sản của nước ta đã được xuất khẩu đến hơn 160 thị trường. Trong đó có ba thị trường chiếm lưu lượng lớn, phải kể đến đều là những thị trường mà Việt Nam đã có các hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương. Nhất là khu vực thị trường CPTPP chiếm khoảng 25% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Thứ hai là thị trường châu Âu (có EVFTA) chiếm khoảng 10% và thứ ba là thị trường Hàn Quốc với hiệp định VKFTA chiếm khoảng 9%. Cả ba thị trường này đều là những khu vực thị trường có kim ngạch xuất khẩu khoảng 1 tỉ USD trở lên.
Sản xuất, xuất khẩu thủy sản đều đã làm được, đã hội nhập được và có những “sân chơi” tốt hơn đối thủ đó là nhờ các FTA. Ảnh minh họa |
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, sản xuất, xuất khẩu chúng ta đều đã làm được, đã hội nhập được và có những “sân chơi” tốt hơn đối thủ đó là nhờ các FTA. Song, để “chơi” và “chơi tốt hơn” trong sân này chúng ta phải có “sức”. “Sức” ở đây chính là thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành hàng.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy xuất khẩu ngành thủy sản bền vững, chuyên gia cho rằng, cần phải nỗ lực xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu từ trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu, từ người nuôi trồng, đến chế biến, xuất khẩu…
Để giải quyết bài toán này, hiện nay Bộ Công Thương đã và đang xây dựng hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với một số mặt hàng, trong đó có ngành thủy sản. Theo lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại và đa biên, Bộ Công Thương, trong hệ sinh thái FTA này có hai cấu phần cơ quan quản lý và cấu phần doanh nghiệp - đây là "linh hồn" vận hành các ý tưởng, kế hoạch. Bộ đang lấy ý kiến các chủ thể, doanh nghiệp, địa phương để xem tính khả thi và những vấn đề nào cần triển khai. Trước mắt, Bộ sẽ làm thí điểm ở một số khu vực, ngành hàng; nếu mô hình thành công thì việc xử lý những khó khăn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành hàng thủy sản sẽ là cách tiệp cận mới, căn bản, quan trọng giúp doanh nghiệp xuất khẩu và toàn ngành thủy sản tận dụng tốt hơn ưu đãi từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đánh giá về mô hình hệ sinh thái ngành thủy sản tận dụng FTA, lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng, cần phối hợp, kết hợp để trở thành một hệ sinh thái, các chủ thể cùng tham gia vào quá trình sản xuất, xuất khẩu để cùng nhau giải quyết những vấn đề vướng mắc, để đi tới mục đích cuối cùng là gia tăng năng lực cạnh tranh, tận dụng tốt hơn các FTA.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan tham gia vào xây dựng mô hình hệ sinh thái FTA để góp phần giải quyết dứt điểm các bài toán thực tiễn của ngành thủy sản.
Các FTA đã tạo ra được những “sân chơi” lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu, đây là những điểm thuận lợi và chúng ta phải cố gắng giành, giữ thị phần. Hiệp hội sẽ đóng vai trò tích cực trong các Tổ công tác để xây dựng mô hình hệ sinh thái này. Các địa phương, doanh nghiệp thủy sản cũng mong muốn hệ sinh thái FTA này sớm vận hành để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam.
Tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'
Chiều nay 27/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm trực tiếp 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'.
Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) được ví như một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia.
Cùng đó, sự ra đời của Cổng FTAP cũng đã gửi đi thông điệp quan trọng về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các FTA một cách hiệu quả nhất thông qua các tính năng quan trọng.
Cổng thông tin FTAP lấy doanh nghiệp và người dân làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi các FTA của Việt Nam |
FTAP lấy doanh nghiệp và người dân làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi các FTA của Việt Nam, từ đó đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong hệ thống thương mại toàn cầu; hiện thực hóa và tận dụng tối đa lợi ích của các FTA; đảm bảo hiệu suất và hiệu quả trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích của cơ quan nhà nước tới doanh nghiệp và người dân về những cam kết của Việt Nam trong các FTA.
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một “địa chỉ đỏ” cung cấp thông tin hữu ích về các FTA, được người dân, doanh nghiệp tìm kiếm và quan tâm hàng đầu. Cổng FTAP được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu, một cách thức mới nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến các FTA.
Từ thực tiễn này, để lãm rõ hơn những lợi ích do FTAP mang lại cho người dân, doanh nghiệp, địa phương, ngành hàng, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm trực tiếp với chủ đề "Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?" với sự tham dự của các vị khách mời:
- Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại và đa biên, Bộ Công Thương
- Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam
- Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái
[TRỰC TIẾP]: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) chiều ngày 27/11/2024
Sáng 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Tiếp theo, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
LIVE: Tọa đàm 'Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?'
"Kiềng 3 chân" trong tăng trưởng kinh tế có điểm tên thị trường nội địa. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Hạ tầng thương mại ổn định và phát triển đã và đang góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng, bảo đảm chất lượng và phương thức phục vụ được nâng dần theo hướng hiện đại, văn minh; thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa thương mại truyền thống và thương mại hiện đại ngày càng phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại.
Mặc dù vậy, việc thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại vẫn còn nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố và thị trấn.
Trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 cũng đã nêu rõ mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42%; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11%; tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%.
Để làm rõ hơn về những tồn tại, đồng thời cùng nhau bàn thảo các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từ đó thúc đẩy dòng chảy hàng hóa trong bối cảnh mới, đặc biệt là để đạt được mục tiêu như Đề án đặt ra, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?
Tọa đàm "Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?" được Báo Công Thương tổ chức ngày 26/11. |
Các vị khách mời, diễn giả tham gia Tọa đàm bao gồm:
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
Bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội
TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)
Bà Phạm Thị Thùy Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư, Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Nội dung buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội fanpage, youtube, tiktok…của Báo.