Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại

Việc quy định chi tiết chủng loại thịt nhập khẩu trong giấy phép gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại, tạo gánh nặng cho cơ quan quản lý.
Nhập khẩu thịt gấp 20 lần xuất khẩu thịt Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ 37 thị trường Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Ngày 1/4/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16/5/2024.

Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào vận hành, áp dụng, 11 Tham tán nông nghiệp các nước: Australia, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Agentina, Hoa Kỳ, Hà Lan… đã có những lo ngại và đồng loạt có ý kiến đề xuất đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại
Trước đó, ngày 22/10, liên quan đến Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến tiếp Tham tán nông nghiệp các nước Hoa Kỳ, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Argentina, Đan Mạch và Hà Lan về thúc đẩy thương mại nông sản. Ảnh: TTXVN

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Chi Mai - chuyên gia thương mại quốc tế đã có góc nhìn chia sẻ với Báo Công Thương:

Sau rất nhiều nỗ lực cải cách, tham gia các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế, Việt Nam đã thiết lập được một thể chế thương mại phù hợp với sân chơi toàn cầu, gỡ bỏ rất nhiều rào cản để khơi thông dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và thế giới. Đây chính là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam vươn lên vào nhóm 30 quốc gia có kim ngạch ngoại thương hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, trong khi hầu hết các rào cản về hạn ngạch, giấy phép... đã được bãi bỏ, chỉ còn một số ít duy trì theo các thỏa thuận quốc tế và được thực hiện theo quy trình đấu thầu phân bổ minh bạch, thì nhiều loại “giấy phép con”, phương thức quy định kỹ thuật lại sinh ra và “phát triển” thành những “điểm nghẽn” với luồng giao thương.

Đơn cử, trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình quản lý lỗi thời nặng về công cụ cấp phép đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và phản ứng từ các đối tác thương mại. Hiện nay, để nhập khẩu các sản phẩm thịt, doanh nghiệp phải có công văn chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các nội dung: Số lượng thịt được nhập; chủng loại thịt (từng bộ phận cụ thể của động vật) và tên doanh nghiệp cụ thể của nước xuất khẩu. Điều này gây ra rất nhiều bất cập và hệ lụy cho doanh nghiệp cũng như bản thân cơ quan cấp phép.

Trong khi mục đích là quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng giấy phép quy định cụ thể số lượng thịt được nhập khẩu nên vô hình chung đã trở thành công cụ quản lý số lượng. Trên thực tế, việc quản lý lượng nhập khẩu các mặt hàng sao cân đối với nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước và áp dụng các biện pháp bảo vệ thị trường khi cần thiết (hạn ngạch, dừng nhập khẩu...) thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Đây cũng là thực tiễn ở hầu hết các quốc gia. Trong khi Việt Nam không áp dụng quản lý số lượng đối với thịt nhập khẩu, giấy phép này đã đặt các doanh nghiệp vào tình thế phải xin hạn ngạch số lượng khi nhập khẩu thịt.

Không chỉ quy định số lượng được nhập, giấy phép này còn quy định hết sức cụ thể chủng loại thịt được nhập. Ví dụ: Lườn, đùi, cổ, cánh, chân... với gia cầm; thịt thăn, thịt bụng, đùi, đầu, đuôi... với gia súc. Có nghĩa nếu doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu thịt nạc thăn nhưng vì lý do nào đó muốn chuyển sang nhập thịt ba chỉ sẽ phải xin điều chỉnh giấy phép mặc dù hai sản phẩm này không khác gì nhau về tiêu chuẩn kiểm dịch!.

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại
Việc quy định quá tỉ mỉ chủng loại thịt trong giấy phép không cần thiết về khoa học, gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại mà còn tạo gánh nặng không cần thiết cho chính cơ quan quản lý. Ảnh: Ngọc Tân

Theo thông lệ, một sản phẩm động vật thường được phân thành ba nhóm về quản lý vệ sinh kiểm dịch: Thực phẩm (các phần có thể chế biến trực tiếp thành thức ăn cho người); phụ phẩm (đầu, đuôi, cổ, cánh, da... phải qua công đoạn chế biến để sử dụng vào các mục đích khác nhau); nội tạng (thường có các quy định rất chặt chẽ về kiểm dịch). Trừ ngoại lệ đặc biệt, thông thường các sản phẩm trong cùng một nhóm có chung các quy định quản lý về kiểm dịch.

Việc quy định quá chi tiết chủng loại thịt trong giấy phép không cần thiết về khoa học, gây khó cho doanh nghiệp, không phù hợp thông lệ thương mại mà còn tạo gánh nặng không cần thiết cho chính cơ quan quản lý. Giờ đây, cơ quan kiểm dịch ngoài trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm với lô hàng nhập khẩu còn phải làm thêm công việc của các bà nội trợ xác định lô thịt ấy là thịt nạc thăn hay thịt ba chỉ.

Ngoài ra, số lượng đã đăng ký, chủng loại đăng ký cụ thể phải được nhập từ một doanh nghiệp cụ thể của nước xuất khẩu được quy định trong công văn cho phép. Trong thương mại có vô số tình huống tác động đến thực hiện một đơn hàng: biến động giá, nguồn hàng, tranh chấp... Và nếu vì lý do nào đó muốn đổi nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới. Chưa kể quy trình xử lý hồ sơ doanh nghiệp nước ngoài đăng ký đủ điều kiện xuất khẩu sang Việt Nam cũng bị các cơ quan đại diện ngoại giao nước họ phàn nàn quá phức tạp và kéo dài.

Thực tế, việc xác định nhà xuất khẩu đủ điều kiện trên nguyên tắc minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xem ra đơn giản hơn rất nhiều. Doanh nghiệp nhập khẩu trong nước sẽ được yêu cầu ký hợp đồng với nhà xuất khẩu có giấy phép kinh doanh giết mổ, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh của nước sở tại. Nếu muốn đảm bảo hơn nữa, các giấy tờ này có chứng nhận lãnh sự của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại.

Để hiểu đơn giản hơn, các bạn hãy thử tưởng tượng ra tình huống khi bạn khấp khởi được cha mẹ cho phép lập gia đình sau nhiều lần năn nỉ. Nhưng phải đáp ứng các điều kiện là cưới trong vòng một năm và bạn đời của bạn phải đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn: Độ tuổi (số lượng), chiều cao cân nặng (chủng loại hàng) và xuất thân (nhà sản xuất)!

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm là cần thiết để bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ nền sản xuất. Tuy nhiên, công việc này cần phải được thực hiện thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định minh bạch, mang tính khoa học và việc thực thi công tác kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu cũng như phân tích rủi ro và hậu kiểm chứ không đơn thuần bằng công cụ cấp phép.

Do đó, cần nhanh chóng rà soát, xóa bỏ các điểm nghẽn trên để xây dựng một môi trường thương mại văn minh, minh bạch xứng đáng với vị thế nền thương mại của một quốc gia đang khát khao vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Ông Nguyễn Chi Mai - Chuyên gia thương mại quốc tế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu thịt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Dưới danh nghĩa “trải nghiệm cá nhân”, nhiều người nổi tiếng như “ông vua”, “bà chúa” trên mạng xã hội, tự cho mình quyền xét xử thị trường thay pháp luật.
Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Trên nhiều trang web, mạng xã hội có hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho đang quảng cáo bất chấp, thách thức pháp luật và coi thường sức khỏe cộng đồng.
Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đang thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo liên quan đến việc bà Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn, không hóa đơn.
Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Website fucoidannano.com ngừng hoạt động sau phản ánh của Báo Công Thương, nhưng trách nhiệm về sai phạm quảng cáo và dấu hiệu trục lợi vẫn cần được làm rõ.
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc lấp hồ Đầm; Công ty Song Anh xâm phạm sở hữu trí tuệ; cửa hàng Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn.
Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Sau bài phản ánh nội dung quảng cáo sản phẩm Hikid, Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh đã có văn bản chính thức gửi Báo Công Thương để làm rõ thông tin.
Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Sau khi Báo Công Thương phản ánh, đơn vị phân phối Hikid tại Việt Nam bất ngờ có thông cáo thừa nhận sai sót gửi nhiều cơ quan báo chí
Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Những phát ngôn, chiêu trò quảng cáo thực phẩm của Nguyễn Hoàng Mai Ly có dấu hiệu liều lĩnh và nguy hiểm không kém Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.
Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Theo phản ánh, đơn vị thi công Trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) trong quá trình phá dỡ đã làm nứt một số nhà dân lân cận.
Mobile VerionPhiên bản di động