Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Nguyễn Hòa Bình, việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết, có cơ sở và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Đẩy nhanh tiến độ tái định cư Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: Thấy gì từ chặng đường dài quá khứ? Phát triển điện hạt nhân: Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, hướng tới Net Zero

Chiều 27/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và Thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chiều 27/11

Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, thực hiện Nghị quyết của Trung ương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ trình Quốc hội về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Cụ thể, về cơ sở chính trị, pháp lý, Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho hay, chủ trương phát triển điện hạt nhân đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 20502; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/02/2008 và Kết luận số 55-KL/TW ngày 27/9/2009 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41/2009/QH12 của Quốc hội về đầu tư dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận; cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ.

Về cơ sở thực tiễn, hiện nay điện hạt nhân ngày càng được nhiều nước quan tâm và tiếp tục phát triển trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm an ninh năng lượng.

Tính đến cuối tháng 8/2024, trên thế giới có 415 lò hạt nhân năng lượng đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 373.735 MWe, và 62 lò đang được xây dựng với tổng công suất khoảng 64.971 MWe. Bên cạnh 32 nước đang sở hữu và vận hành các nhà máy điện hạt nhân, 20 quốc gia khác đang xem xét phát triển để đáp ứng nhu cầu năng lượng, hiện thực hóa các cam kết khí hậu.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao. Tổng công suất hệ thống điện hiện nay khoảng 80 GW, cần thêm khoảng 70 GW đến năm 2030 và 400-500 GW đến năm 2050.

Phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng: Đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng; đáp ứng nhiệm vụ kép vừa cung cấp điện nền, vừa bảo vệ môi trường; chi phí sản xuất điện trung bình của điện hạt nhân có thể cạnh tranh được với các nguồn truyền thống khác; phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Năm 2009, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư các dự án và đã hợp tác với phía Nga (Dự án Ninh Thuận 1) và Nhật Bản (Dự án Ninh Thuận 2) để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.

Các địa điểm được lựa chọn đã được các tư vấn trong và ngoài nước khảo sát, đánh giá rất kỹ, là hai địa điểm tốt nhất, đáp ứng các tiêu chí khắt khe của quốc tế, phù hợp để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.

Do đó, việc sử dụng các địa điểm đã được nghiên cứu trước đây để phát triển, xây dựng điện hạt nhân trong thời gian tới là rất thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm.

"Như vậy, việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết, có cơ sở và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn" - ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng nêu 3 quan điểm phát triển điện hạt nhân gồm: Vì mục đích hòa bình, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; bảo đảm an toàn ở mức cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường; gắn với phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng quốc gia.

Về mục tiêu: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng “0” năm 2050, từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.

4 mục tiêu cụ thể gồm: Thứ nhất, cung cấp nguồn điện nền, đóng góp đáng kể trong cơ cấu sản xuất điện, đa dạng hóa năng lượng sơ cấp, đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, sinh thái.

Thứ hai, xây dựng và đưa các nhà máy điện hạt nhân vào khai thác vận hành an toàn, hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất rủi ro về môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức hợp lý trong tổng sản lượng điện năng quốc gia.

Thứ ba, thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạt nhân; kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát an ninh, an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện hạt nhân; xây dựng văn hóa an toàn hạt nhân và phổ biến rộng rãi trong xã hội.

Thứ tư, xây dựng chương trình phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho các giai đoạn phát triển điện hạt nhân.

Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp gồm: Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển điện hạt nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, phát triển, khai thác, vận hành, bảo vệ, định mức tiêu chuẩn, quy phạm quản lý chất thải các nhà máy điện hạt nhân; xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới; đào tạo, phát triển xây dựng nguồn nhân lực điện hạt nhân.

Nhiệm vụ, giải pháp tiếp theo là nghiên cứu khả năng nội địa hóa công nghệ điện hạt nhân, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Sử dụng tối ưu nguồn lực đã có trong lĩnh vực điện hạt nhân 7; tận dụng tối đa các kết quả đã thực hiện đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục triển khai các dự án này; hình thành cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi của xã hội đối với chương trình phát triển điện hạt nhân.

"Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận" - Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Nguyễn Hòa Bình nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất sự cần thiết về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án với những cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn và quan điểm, mục tiêu đã được nêu tại Tờ trình số 811/TTr-CP.

Nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã được ban hành có liên quan đến định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam, chuyển đổi năng lượng, phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về “0” vào cuối năm 2050, nhất là chủ trương cho phép tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước.

Đến nay, trước bối cảnh nền kinh tế - xã hội toàn cầu có nhiều biến động; nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao, mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, việc tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là hết sức cấp thiết, bảo đảm mục tiêu cung cấp nguồn điện có quy mô công suất đủ lớn, ổn định, là nguồn năng lượng xanh và bền vững.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong toàn quốc và khu mộ 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc.
Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương, là ý kiến chỉ đạo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế.
Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Tại hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta sáp nhập thì Bộ mới sẽ có sức mạnh mới, sứ mệnh lớn hơn.
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng và làm việc tại Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, 2 Bộ hợp nhất với nhau sẽ thành một bộ mới rất quan trọng, rất lớn của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An).
Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt hơn 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023.
Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung.

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Ngoài phát huy tinh thần 5 ‘tiên phong’, Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Sáng 28/12, tại TP. Đà Nẵng, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ ‘giữ vững tinh thần đột phá tiên phong trong cải cách và đổi mới”.
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động