Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra khá nghiêm trọng, luôn đồng hành cùng bệnh quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.

Nguyên nhân chính là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa thật sự phù hợp thực tiễn và việc tổ chức thực hiện chưa nghiêm. Cần phải có giải pháp đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí góp phần xóa bỏ rào cản vô hình, tận dụng thời cơ để phát triển đất nước thịnh vượng, hùng cường.

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 30/10/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Việc đổi mới mạnh mẽ việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng chống lãng phí là giải pháp quan trọng để phòng chống lãng phí. Đó cũng là yêu cầu khách quan, xuất phát từ nhiệm vụ cần sớm ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng do lãng phí gây ra.

Thực tiễn cho thấy bệnh hình thức và quan liêu là cha đẻ của lãng phí-căn bệnh nguy hiểm làm kiệt quệ các nguồn lực, gây hậu quả nghiêm trọng, gia tăng đói nghèo; gia tăng khoảng cách bất bình đẳng trong xã hội; tạo rào cản, bỏ lỡ cơ hội phát triển đất nước. Chính vì vậy, cha ông ta đã từng nhắc nhở con cháu "Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn"; phòng chống tệ nạn "vứt tiền qua cửa sổ". Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ" "giặc ở trong lòng"".

Quán triệt lời dạy của cha ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Đảng ta - Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo: "cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh"". Do đó, hoàn thiện pháp luật là giải pháp quan trọng tạo thể chế đồng bộ, phù hợp, khả thi phát hiện sớm và ngăn chặn các hành vi lãng phí.

Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện quyết tâm chính trị trong phòng chống lãng phí. Nhiều chỉ thị, nghị quyết qua các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng đã được ban hành, gần nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nhà nước đã thể chế hóa quan điểm của Đảng thành pháp luật trong đó có Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2014 tạo cơ sở đưa đường lối của Đảng về phòng chống lãng phí vào cuộc sống.

Những bất cập của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong bối cảnh mới đặt ra yêu cầu cần sớm được khắc phục. Quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa đầy đủ, chậm được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, thiếu chặt chẽ, có trường hợp còn sơ hở, dẫn đến lãng phí, thất thoát; tình trạng chồng chéo, trùng lặp, chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Yêu cầu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng chống lãng phí xuất phát từ việc cần thúc đẩy tính minh bạch trong quản lý tài sản công, tạo điều kiện cho việc giám sát của người dân và các tổ chức xã hội; bảo đảm tài sản công được quản lý chặt chẽ hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước.

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ tài sản công, ngăn chặn lãng phí, không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật về phòng chống lãng phí sẽ đáp ứng yêu cầu thích ứng với sự thay đổi của kinh tế, xã hội đòi hỏi pháp luật phải cập nhật để phù hợp với các yêu cầu mới, nhất là trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa giúp Việt Nam hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế và thu hút đầu tư.

Thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay cho thấy lãng phí đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, càng thôi thúc việc đổi mới mạnh mẽ việc thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí. Tình trạng lãng phí ngân sách được đề cập nhiều lần. Nhiều dự án đầu tư công vẫn diễn ra tình trạng đội vốn, chậm tiến độ, hoặc không đạt hiệu quả như dự kiến. Thí dụ, một số công trình giao thông lớn bị lãng phí do không được sử dụng hết công năng hoặc không phát huy được hiệu quả kinh tế. Lãng phí chưa được phát hiện kịp thời và chưa được xử lý nghiêm minh. Việc phát hiện và xử lý các hành vi lãng phí còn yếu, do thiếu cơ chế giám sát hiệu quả.

Nhiều trường hợp lãng phí lớn vẫn chưa được phát hiện kịp thời hoặc không được xử lý nghiêm minh. Tình trạng thiếu minh bạch trong quản lý tài chính, nhiều địa phương và cơ quan vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Thông tin không được công khai rõ ràng dẫn đến việc khó khăn trong việc giám sát của người dân và các tổ chức xã hội. Một số cán bộ, công chức vẫn chưa có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản công, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí.

Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thật sự hiệu quả. Các cơ quan chức năng chưa thực hiện đầy đủ và kịp thời công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiết kiệm và chống lãng phí, dẫn đến nhiều đơn vị vẫn chưa nghiêm túc thực hiện. thiếu thông tin và cơ chế để người dân có thể đóng góp ý kiến, giám sát tài sản công. Quy định xử lý vi phạm về lãng phí chưa được thực hiện một cách đồng bộ, dẫn đến việc xử lý không kịp thời và thiếu tính răn đe.

Để đổi mới mạnh mẽ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng chống lãng phí, trước tiên, cần rà soát và hoàn thiện khung pháp lý về phòng chống lãng phí. Tiến hành rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp. Cập nhật các quy định để phản ánh kịp thời các quan hệ phát sinh từ thực tiễn trong bối cảnh mới và yêu cầu phát triển đất nước. Sớm hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 trên tinh thần kế thừa, phát triển các quy định hiện hành, đồng thời thể chế hóa kịp thời các quan điểm chỉ đạo phòng chống lãng phí song hành cùng phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng từ Đại hội XIII đến nay.

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Hoàn thiện pháp luật, tạo cơ chế minh bạch trong quản lý tài chính và tài sản công, từ khâu lập kế hoạch, triển khai đến thanh quyết toán. Quy định rõ trách nhiệm giải trình của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tài sản công. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tăng cường giám sát và thanh tra, thiết lập các cơ quan giám sát độc lập với quyền lực và nguồn lực đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ.

Quy định rõ chủ thể có trách nhiệm định kỳ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng chống lãng phí. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống lãng phí, phát triển các hệ thống quản lý dữ liệu và thông tin để theo dõi, đánh giá việc sử dụng tài sản công. Tạo cơ chế khuyến khích việc sử dụng công nghệ số trong quản lý và cung cấp dịch vụ công.

Đưa nội dung về phòng chống lãng phí vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục. Hoàn thiện cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong giám sát, phản biện các hoạt động quản lý tài sản công. Hoàn thiện pháp luật để thiết lập chế tài xử lý nghiêm minh hành vi lãng phí, bảo đảm tính nghiêm minh và công bằng trong xử lý không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Đổi mới mạnh mẽ việc thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí, trước tiên cần tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý tài sản công và phòng chống lãng phí. Cung cấp đủ nguồn lực và công cụ cần thiết để các cơ quan có thể thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.

Thiết lập cơ chế giám sát độc lập, thành lập các tổ chức giám sát độc lập để theo dõi và đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống lãng phí. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc giám sát và phản biện. Tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến quản lý tài sản công, giảm thiểu sự phức tạp và tạo thuận lợi cho việc thực hiện quy định pháp luật. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý để nâng cao tính hiệu quả và minh bạch.

Khuyến khích báo cáo, kiến nghị và phản ánh tình trạng lãng phí bằng việc tạo ra các kênh báo cáo thuận tiện cho người dân và cán bộ công chức để phản ánh hành vi lãng phí. Bảo vệ người tố cáo để khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng. Tổ chức các đợt thanh tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các hành vi lãng phí và vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết luận công khai về kết quả thanh tra để tăng cường tính minh bạch.

Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống lãng phí trong cộng đồng. Khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc tiết kiệm. Đồng thời, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm đối với hành vi lãng phí. Từ đó tạo động lực cho các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật.

Thực hiện đánh giá định kỳ về hiệu quả của các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ cộng đồng và các bên liên quan để cải tiến chính sách.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chống lãng phí

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình

Năm 2025, ngành Công Thương tập trung đổi mới, ưu tiên xây dựng thể chế; xác định đây là nhiệm vụ 'đột phá của đột phá' thúc đẩy công nghiệp, thương mại.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Bộ Ngoại giao: Bộ Công Thương duy trì xuất khẩu kỷ lục, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cả nước

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, năm qua đối với Trung Quốc, Bộ Công Thương đã tích cực tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thông suốt hoạt động xuất khẩu.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, chống lãng phí, tiết kiệm chính là góp phần vào tăng sức mạnh quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu

PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu

Theo PGS.TS Lê Hải Bình, vai trò của người đứng đầu trong việc định hướng, giám sát, thực hành chống lãng phí là không thể thiếu.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng

Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu về đích vượt mục tiêu đặt ra, ngành Công Thương đột phá trong triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Ngành Công Thương chủ động nhận diện điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế, tạo đột phá trong chống lãng phí

Năm 2024, ngành Công Thương đã hoàn thiện chính sách; tổ chức thi hành các Luật tháo gỡ khó khăn góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Chuyên gia, khách mời

Chuyên gia, khách mời 'hiến kế' nhiều giải pháp chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại biểu.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.
Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Bộ Công Thương là một trong các cơ quan cấp bộ, ngành đầu tiên tổ chức Diễn đàn chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động