Longform
26/11/2024 06:00
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

26/11/2024 06:00

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1 Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2 Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu mới. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là góp phần đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc.

Phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong sản xuất và tiêu dùng hàng Việt

Sau 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam triển khai với nhiều thành tựu, hàng Việt Nam đang phải đối diện với những khó khăn mới khi phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài với giá rẻ do tác động của các Hiệp định Thương mại tự do; hàng hoá trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới; hàng hoá với các yêu cầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Bối cảnh đặc biệt này đòi hỏi Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần phải có cách triển khai mới để đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi trong tình hình mới. Trong đó, vai trò của doanh nghiệp là nòng cốt.

Giữa bối cảnh đó, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã được ban hành đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân Việt Nam lớn mạnh, đủ sức thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, đồng thời là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới tạo động lực để phát triển và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Nghị quyết 41 đặt ra mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Để hiện thực hoá Nghị quyết số 41, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2024 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW. Chương trình hành động đã xác định các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và địa phương tổ chức triển khai nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị trên tinh thần đồng hành cùng doanh nhân, doanh nghiệp, lấy doanh nhân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nhân đầu tư kinh doanh, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Như vậy, Đảng, Chính phủ đều kiên định mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Việc ban hành kịp thời 2 Nghị quyết quan trọng đã tạo thêm động lực, niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển và cống hiến. Cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội lớn chưa từng có để phát triển mạnh mẽ, hiện thực hoá mục tiêu quan trọng là đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Từ đó, sản xuất ra các sản phẩm Việt không chỉ cạnh tranh tốt tại thị trường nội địa mà còn vươn tầm thế giới.

Về phía doanh nghiệp, đứng trước những thời cơ và vận hội mới, doanh nghiệp đang tiếp tục nỗ lực để chinh phục người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Phương - Tổng giám đốc WinCommerce của Tập đoàn Masan cho biết, Việt Nam với dân số 100 triệu dân và cơ cấu dân số đang ở độ tuổi vàng với trên 60% là những người có khả năng lao động tạo ra thu nhập. Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, giúp thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành một trong những thị trường đầy tiềm năng. Với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp xuyên biên giới, thâm nhập vào thị trường Việt Nam là điều tất yếu, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải thích ứng.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

"Với chúng tôi, trong thách thức luôn luôn có những cơ hội. WinCommerce xác định, đầu tiên phải tự chuyển mình, phải tự tin và tự chủ. Số hóa, phát triển hệ thống logistics là nhiệm vụ đầu tiên mà doanh nghiệp triển khai. Trước thời cơ mới, trước kỷ nguyên chuyển mình, chúng tôi hoàn toàn tự tin có thể phát triển vững mạnh trên chính đất nước của chúng ta", bà Nguyễn Thị Phương nhấn mạnh.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) cho biết, để sản phẩm chinh phục được thị trường thế giới, doanh nghiệp gặp rất nhiều rào cản. Trong đó, các rào cản kỹ thuật luôn là “hàng rào” vô cùng khó vượt.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Tuy nhiên, trong 50 năm qua, DRC đã nỗ lực khắc phục hàng rào kỹ thuật. Nhờ đó, đến nay, sản phẩm DRC đã đạt các tiêu chuẩn như Smartway, DOT cuar Mỹ; JIS của Nhật; EMART hay REACH của EU; INMETTRO của Brazil và các nước Nam Mỹ… Thời gian tới, DRC phấn đấu giữ vững các tiêu chuẩn này để giúp sản phẩm tiếp tục xuất khẩu thành công ra nước ngoài, đến nhiều thị trường khó tính. Đồng thời, chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.

Ở ngành sản xuất thép, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát cho biết, đội ngũ kỹ sư công nghệ của Tập đoàn Hòa Phát đã làm chủ tốt công nghệ để cho ra đời những sản phẩm khó, chất lượng cao nhất như dây thép cho dập nguội, sợi thép hàn hồ quang, thép làm cáp thang máy, thép tấm kháng thời tiết năm 2021, đặc biệt thép cuộn làm tanh bố lốp ô tô (thép tirecord).

Hiện nay, Hòa Phát đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray (thép cho đường ray xe lửa) tốt nhất, chất lượng cao nhất như Châu Âu đang sản xuất. Hòa Phát cũng tính toán phương án vận chuyển ray có chiều dài đến 120m nhằm giảm mối hàn trên đường ray cao tốc, cho phép hệ thống hoạt động ổn định ở tốc độ cao.

Hòa Phát đang xúc tiến hoàn thiện các thủ tục cần thiết để giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án tại Khu công nghiệp Hòa Tâm, thuộc Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên. Trong đó có dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát. Cơ cấu sản phẩm dự kiến của Khu liên hợp này tập trung vào các dòng thép chất lượng cao phục vụ cơ khí chế tạo như thép đường ray, thép tấm, thép kết cấu, thép hình, thép thanh tròn trơn (SBQ). Ngay sau khi có mặt bằng, Hòa Phát có thể sẵn sàng triển khai dự án sản xuất thép ray cho đường sắt cao tốc, cả về công nghệ, đội ngũ nhân lực và địa điểm sản xuất. Các đối tác G7 cung cấp thiết bị công nghệ cho Hòa Phát như Danieli, SMS… đều nắm vị trí hàng đầu thế giới trong việc sản xuất thép đường ray ở châu Âu, châu Á.

Tăng sức cạnh tranh hàng Việt trên nền tảng thương mại điện tử

Bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên 4.0, thương mại điện tử được coi là xu hướng tất yếu. Theo báo cáo mới nhất của Google, Temasek và Bain & Company công bố tổng giá trị hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD vào năm 2024. Trong đó lĩnh vực thương mại điện tử là một động lực chính thúc đẩy phát triển. Năm 2024, ngành thương mại điện tử đã tăng trưởng tới 18% so với cùng kỳ năm 2023, với mức tổng giá trị chạm mốc 22 tỷ USD.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành "trợ thủ" dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng. Đây còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra và từng bước hiện thực hóa khát vọng hội nhập kinh tế quốc tế, đưa giấc mơ hàng Việt vươn xa toàn cầu.

Tuy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhưng đây vừa là động lực cũng là thách thức đối với hàng hóa sản xuất trong nước phải đối mặt. Ông Trần Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO cho rằng hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn cốt lõi khi tham gia thị trường thương mại điện tử. Thứ nhất là công nghệ: Thương mại điện tử là chuyển đổi số của ngành bán lẻ và là chuyển đổi số của phân phối, đều liên quan đến công nghệ, tuy nhiên mức độ thích nghi của doanh nghiệp còn khá hạn chế; Thứ hai là sự kiên trì.

Ông Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc chính sách của TikTok Việt Nam nêu rõ, hàng Việt Nam tuy có tính chất, đặc thù riêng nhưng do quy mô của doanh nghiệp sản xuất nhỏ so với toàn cầu nên khó có đủ nguồn lực để theo kịp. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa nhìn thấy rủi ro trong việc không hòa mình vào cuộc chuyển đổi số. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chuyển đổi số thì sẽ tụt hậu, người tiêu dùng sẽ bỏ đi.

Bên cạnh đó, sản lượng hàng hoá của nhiều doanh nghiệp chưa ổn định. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đặc sản, họ bán đến đâu thì sản xuất đến đấy, nhưng khi không có được sản lượng ổn định thì rồi đến lúc người tiêu dùng không biết đến họ nữa.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Ngoài ra, giờ đây nhiều người tiêu dùng không có thói quen đến chợ, họ quen với mua hàng “từ bàn làm việc với chiếc điện thoại trên tay”; mua sắm đi kèm với giải trí. Doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng này để chuyển đổi.

Chia sẻ về giải pháp, ông Trần Quốc Bảo cho biết, Tập đoàn KIDO đã có mặt trên thị trường 30 năm, và đặc điểm nổi bật là rất chú trọng đến kênh phân phối bán hàng. Đối với thương mại điện tử, KIDO cũng tiếp cận theo hướng xây dựng kênh phân phối. Chính vì xác định như vậy nên đã xây dựng rất đầy đủ kênh phân phối online. KIDO thôi thúc xây dựng hệ thống nền tảng mà người bán hàng, nhà sản xuất và người tiêu dùng tương tác trực tiếp với nhau. Căn cứ vào đó, tổ chức bộ máy vận hành đầy đủ, từ nhân sự đến hạ tầng.

"Trước đây, thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao đã trở thành chỉ dấu đưa hàng Việt Nam phát triển ở kênh offline, giờ cần chỉ dấu đưa hàng Việt Nam lên kênh thương mại điện tử. Cần chỉ dấu có tính quy mô, từ cơ quan nhà nước, hiệp hội tổ chức để đẩy mạnh công tác truyền thông, đưa hàng đến tay người tiêu dùng", ông Bảo chia sẻ thêm.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Trong khi đó, ông Nguyễn Lâm Thanh cho biết, khi triển khai nền tảng ứng dụng TikTok và TikTok Shop, TikTok đã đặt ra mục tiêu làm thế nào để hỗ trợ cho nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đứng vững trong kỷ nguyên chuyển đổi số của toàn thế giới. Làm thế nào để hàng hóa Việt Nam sản xuất ra vẫn đưa đến được người trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.

Thực tế triển khai chương trình phiên chợ OCOP mỗi xã 1 sản phẩm, đã tôn vinh hàng nông sản Việt Nam, xóa nhòa khoảng cách số giữa nông thôn, thành thị. Triển khai chương trình này cũng hướng dẫn người dân, mỗi thứ 7 hàng tuần tổ chức 1 phiên livestream để giới thiệu, tiếp cận 5 triệu người khá thành công.

Tháng 6/2024, chương trình đã được mở rộng với gọi tên là chương trình Tự hào hàng Việt. TikTok đã phối hợp với các hội để các doanh nghiệp sản xuất hưởng ưu đãi của nền tảng như hỗ trợ bán hàng. Trong 6 tháng, hỗ trợ 10 nghìn doanh nghiệp, đăng tải, đưa lên nền tảng TikTok Shop với hashtag như Tự Hào Hàng Việt, hay OCOP.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

“Là đối tác của Bộ Công Thương trong tổ chức các chương trình, chúng tôi cam kết đồng hành cùng chương trình thương mại điện tử và Bộ Công Thương giới thiệu nhiều nhất các sản phẩm của nhà sản xuất Việt đến với cộng đồng người tiêu dùng. Thông qua chương trình đã xây dựng liên minh của các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, và cơ quan nhà nước để xây dựng liên minh bảo vệ người tiêu trong việc lựa chọn những hàng hóa tốt, giá thành hợp lý, cùng chính phủ đảm bảo nguồn thu, để tái đầu tư…” – ông Nguyễn Lâm Thanh nói.

Cùng với TikTok, buudien.vn – sàn thương mại điện tử thuần Việt chuyên về nông sản hay các sàn điện tử khác như: Lazada, Shopee… cũng vào cuộc để hỗ trợ hàng Việt Nam “chiến thắng” trên nền tảng số.

Phải coi thị trường 100 triệu dân là nguồn “tài nguyên” lớn

Dưới góc độ chuyên gia kinh tế, GS.TSKH Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ: “Nói đến Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là nói đến sức mạnh Việt Nam. Cội nguồn của Cuộc vận động là tình yêu nước và sự tự hào. Giai đoạn nào cũng vậy, nếu khơi dậy được niềm tự hào, sự yêu nước thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, theo GS.TSKH Vũ Minh Giang : “Đây là lời hiệu triệu để khơi dậy lòng yêu nước và tự hào của toàn dân Việt Nam. Cách đây 15 năm, vì sao ta để thua trên sân nhà với 100 triệu dân? Vì sao 100 triệu người dân Việt Nam sẵn sàng bỏ tiền ra mua hàng ngoại? Tại sao thời điểm này hàng Việt Nam lại chiếm lĩnh thị trường? Phải chăng chỉ là lòng yêu nước, hay sâu xa hơn, còn là sức mạnh nội sinh của hàng Việt?”.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Dù vậy, GS.TSKH Vũ Minh Giang cũng nhấn mạnh, muốn có tiếng “vỗ tay to” thì không thể chỉ từ một phía mà cần dùng song song nhiều nguồn lực: Sự trợ lựa của cơ quan quản lý, sự nỗ lực của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng.

“Lời hiệu triệu của Bộ Chính trị đã được Bộ Công Thương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng ứng và phát động mạnh mẽ. Chúng ta có cả hiệu lệnh để tiếng “vỗ tay” thật to. Kết quả là thành quả của 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà tất cả chúng ta đã thấy", GS.TSKH Vũ Minh Giang nhấn mạnh và cho rằng, chúng ta đã đến một điểm khởi đầu cho kỷ nguyên mới. Chúng ta đã qua thời kỳ “lăn bánh” và chuyển sang thời kỳ “cất cánh”. Trong bối cảnh này, phải xem nguồn lực 100 triệu con người – tức là người tiêu dùng chính là nguồn tài nguyên rất đặc biệt. Tài nguyên thì phải biết chăm sóc, khai thác tài nguyên này chứ không thể chỉ tín dụng lòng yêu nước.

“Yêu nước là điều tiềm ẩn, sẵn có trong lòng mỗi người tiêu dùng. Nhưng điểm cốt yếu là làm sao để người tiêu dùng tự hào về hàng Việt Nam thì tình yêu nước đó sẽ cao hơn rất nhiều. Bước sang giai đoạn mới, một kỷ nguyên mới, nhân dân ta cần tiếp tục coi việc tham gia hưởng ứng Cuộc vận động là thể hiện lòng yêu nước. Nhưng đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp phải đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, biến tiềm năng thành lợi thế chinh phục người tiêu dùng” - GS.TSKH Vũ Minh Giang nói.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Phát biểu tại Gala 15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, trong giai đoạn phát triển mới với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở tất cả các cấp, các ngành nói chung. Riêng với ngành Công Thương, Phó Thủ tướng đề nghị tập trung triển khai 03 nhóm giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; tiếp tục tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện Cuộc vận động.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Thứ hai, Bộ Công Thương tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình hành động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong hưởng ứng Cuộc vận động.

Nghiên cứu, đúc rút từ thực tiễn những bài học kinh nghiệm để có những đột phá mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai, thực hiện Cuộc vận động, nâng cao hơn nữa chất lượng, uy tín của hàng Việt Nam trên cả thị trường trong nước và nước ngoài, nhất là các thị trường Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại Tự do.

Đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu; nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hoà với hoạt động thương mại, phân phối truyền thống.

Thứ ba, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bảo đảm chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất. Chú trọng xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá; phát triển kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục tập trung vào hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng một nền sản xuất công nghiệp tự chủ để doanh nghiệp có nhiều không gian phát triển trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế”.

Trong đó, tập trung hoàn thiện thể chế, khẩn trương xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý, như: Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi), Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm và hàng loạt nghị định, thông tư liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc, khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Đặc biệt, việc xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm tạo hành lang pháp lý và chế tài đủ mạnh, khả thi, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ưu tiên và công nghiệp mũi nhọn. Bên cạnh đó, hàng loạt chiến lược phát triển các ngành công nghiệp ô tô, thép, giấy, sữa, điện lực, sản xuất hydrogen, dịch vụ logistics, thị trường bán lẻ giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Phát triển công nghiệp hóa dược; Phát triển bền vững dệt may, da giày…

“Bộ Công Thương xác định, hướng tới môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp - chủ thể quan trọng của Cuộc vận động. Do đó, nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã tiến hành phân cấp mạnh cho địa phương và doanh nghiệp theo đúng tư tưởng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ” – Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Thực tế cho thấy, những năm qua, trong môi trường kinh doanh thuận lợi nhờ cơ chế chính sách của nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư phát triển sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, hình thành nét văn hóa cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ hàng Việt, gắn Cuộc vận động với hoạt động bình ổn thị trường. Hệ thống phân phối hiện đại ưu tiên phân phối hàng Việt Nam.

15 năm qua, trong bối cảnh bộn bề khó khăn, sứ mệnh lịch sử của Cuộc vận động Người Việt Nam đã hoàn thành bước đầu khi khái niệm “hàng Việt Nam” đã in sâu bám rễ trong tâm trí người tiêu dùng nội địa, đồng thời vươn rộng ra nước ngoài. Giữa những thuận lợi và khó khăn đan xen của thời đại số, với sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, các Bộ ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang một diện mạo mới, tiếp tục góp phần đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc của nền kinh tế; góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Phương Lan - Nguyễn Hạnh

Đồ họa: Ngọc Lan

Ảnh: Cấn Dũng, TTXVN, VGP, Doanh nghiệp cung cấp

Phương Lan - Nguyễn Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 26/12/2024 về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.