'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là định hướng lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Chính phủ khẳng định: “Tăng trưởng xanh là trụ cột tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững”.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tiếp tục được nhấn mạnh tại COP28. Tài chính xanh đóng vai trò then chốt, khi Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD đến năm 2040, tương đương 20 tỷ USD mỗi năm. Điều này đòi hỏi cơ chế huy động vốn hiệu quả, khuyến khích đầu tư tư nhân và phát triển thị trường tài chính xanh. Song song với nguồn vốn từ ngân sách và hỗ trợ quốc tế, việc xây dựng cả thị trường vốn xanh và tín dụng xanh là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng bền vững, hiện thực hóa cam kết quốc gia về môi trường.

Báo Công Thương đã có buổi trao đổi với bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước để hiểu rõ hơn về vấn đề thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước
Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước

Thưa bà, thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp gì nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng xanh?

Tăng trưởng xanh đã trở thành mục tiêu chiến lược của Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước và vốn đầu tư xã hội, nguồn lực từ các ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Ngân hàng Nhà nước với vai trò điều phối và định hướng, đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, hỗ trợ các ngành kinh tế bền vững.

Trước hết, Ngân hàng Nhà nước lồng ghép nội dung về tín dụng xanh và ngân hàng xanh vào các chiến lược phát triển dài hạn, đề án ngành, và các văn bản chỉ đạo. Từ năm 2017, cơ quan này phối hợp với các tổ chức quốc tế ban hành danh mục 12 ngành xanh, định hướng các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có lợi cho môi trường. Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cũng được xây dựng, áp dụng cho 15 ngành có tác động lớn đến môi trường. Các buổi tập huấn và chương trình đào tạo đã góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ trong ngành.

Không chỉ dừng lại ở định hướng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường cấp vốn cho các ngành như năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch, và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điển hình, ngành ngân hàng đã tham gia tài trợ Đề án 1 triệu hecta lúa phát thải thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời hỗ trợ các dự án chống biến đổi khí hậu, chương trình nước sạch, và xây dựng nhà chống lũ ở miền Trung.

Sau hơn một thập kỷ, những nỗ lực này đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Nếu như năm 2017 chỉ có 15 tổ chức tín dụng tham gia cấp vốn cho các dự án xanh, đến nay con số này đã tăng lên 50. Dư nợ tín dụng xanh đạt gần 680 nghìn tỷ đồng, trong khi dư nợ liên quan đến quản trị rủi ro môi trường và xã hội lên tới 3,2 triệu tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thành công này không chỉ phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức của các tổ chức tín dụng mà còn cho thấy vai trò dẫn dắt hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. Những kết quả trên là minh chứng rõ ràng cho cam kết của ngành ngân hàng trong việc đóng góp nguồn lực, cùng cả nước tiến tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước
Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước

Bên cạnh việc thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh vẫn còn hạn chế và chưa được truyền thông một cách rộng rãi và chi tiết, thì thực tế cho thấy vẫn tồn tại một số quan niệm sai lầm rằng, tín dụng xanh chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp lớn và các thủ tục vay vốn phức tạp. Bà nhận định ra sao về vấn đề này?

Trên quan điểm từ góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, trước tiên, tôi khẳng định rằng nguồn lực tín dụng từ ngành ngân hàng đã và đang tập trung đầu tư cho các khách hàng với mục tiêu mang lại lợi ích về môi trường. Chính sách tín dụng của ngành ngân hàng không hề có sự phân biệt đối xử dựa trên quy mô sản xuất kinh doanh hay thành phần kinh tế. Định hướng này đã được xuyên suốt trong các chiến lược phát triển, kế hoạch hành động và các văn bản chỉ đạo từ Ngân hàng Nhà nước.

Các tổ chức tín dụng được yêu cầu tăng cường tỷ trọng tín dụng vào các ngành sản xuất và tiêu dùng xanh. Trong các chương trình tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, chẳng hạn như 12 ngành xanh hoặc các chương trình tín dụng nông nghiệp sạch, tiêu chí bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức nào trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh.

Ví dụ, các chương trình phát triển như "Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao" tại Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo cơ hội cho tất cả các đối tượng khách hàng, từ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đến hộ gia đình, cá nhân. Đặc biệt, các hộ gia đình và cá nhân thậm chí còn nhận được các cơ chế ưu đãi tín dụng vượt trội so với các doanh nghiệp lớn.

Trong công tác điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vào các ngành ưu tiên như đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu - những lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng kinh tế. Việc triển khai tín dụng không bị giới hạn bởi quy mô sản xuất hay hình thức hoạt động. Thay vào đó, các tổ chức tín dụng sẽ dựa trên khả năng tài chính, chiến lược kinh doanh, và đánh giá rủi ro để xây dựng sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

Hiện nay, bên cạnh việc cấp tín dụng xanh cho các doanh nghiệp thực hiện dự án lớn như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và công trình xanh, các tổ chức tín dụng cũng đang tập trung vào tiêu dùng bền vững cho cá nhân.

Có thể thấy, các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng xanh đa dạng và dễ tiếp cận nhằm thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ bền vững. Vậy Ngân hàng Nhà nước đã tạo cơ chế, chính sách gì để khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm này, thưa bà?

Trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững đóng vai trò quan trọng song song với việc giảm phát thải và xanh hóa các ngành sản xuất. Để hỗ trợ tiêu dùng bền vững, ngành ngân hàng đã thực hiện các cải cách trong chính sách tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã trình Quốc hội sửa đổi Luật Tổ chức tín dụng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, như cho vay qua điện tử và các khoản vay dưới 100 triệu đồng mà không cần chứng minh phương án tài chính.

Để khuyến khích tín dụng tiêu dùng bền vững, Ngân hàng Nhà nước luôn yêu cầu các tổ chức tín dụng dành vốn cho các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường, bên cạnh việc tăng tỷ trọng tín dụng cho ngành sản xuất. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính vẫn gặp khó khăn trong việc xác định đâu là sản phẩm tiêu dùng thực sự "xanh". Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã tham gia góp ý về việc xây dựng và hoàn thiện danh mục "sản phẩm xanh" mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo. Các tiêu chí môi trường cần phải được nghiên cứu và bổ sung để giúp các tổ chức tín dụng dễ dàng xác định và hỗ trợ các sản phẩm tiêu dùng bền vững.

Ngoài ra, các công ty tài chính và các ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các sản phẩm tín dụng cho tiêu dùng bền vững. Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên báo cáo định kỳ về tình hình tiêu dùng, trong đó có các kiến nghị với các cơ quan chức năng, như Bộ Công Thương, để thúc đẩy tiêu dùng bền vững và nâng cao nhận thức của người dân về lối sống tiêu dùng xanh. Điều này không chỉ giúp thay đổi hành vi tiêu dùng mà còn hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng xanh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Kỳ vọng thị trường M&A được kích hoạt mạnh mẽ trong năm 2025

Khi nền kinh tế được phục hồi và dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, kỳ vọng bước sang năm 2025 các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
Đề xuất hỗ trợ các dự án

Đề xuất hỗ trợ các dự án 'nâu' tiếp cận tài chính xanh để chuyển đổi sang dự án 'xanh'

Tài chính xanh là yếu tố quan trọng để hướng tới mục tiêu Net Zero. Trong đó, có sử dụng tài chính xanh để doanh nghiệp chuyển dự án 'nâu' sang dự án 'xanh'.
Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

Cổ đông ngân hàng đón tin vui dịp cuối năm

Theo kế hoạch đã công bố, nhiều ngân hàng như: VietBank, LPBank, HDBank,... sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã phát hành thành công 99,65% số lượng cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư trong nước, thu về hơn 6.178 tỷ đồng.
Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Tổng thuật: Tọa đàm

Tổng thuật: Tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Phối hợp đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia

Chiều 26/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp nhằm đảm bảo an ninh an toàn lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính quốc gia.
Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ  cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Ngân hàng giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng biểu dương và ghi nhận thành tích mà các thế hệ lãnh đạo, người lao động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt được 25 năm qua
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Sáng ngày 27/11, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam".
Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Kết phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau công bố tin bà Nguyễn Thị Như Loan – nguyên Tổng giám đốc công ty được tại ngoại.
Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nuôi dưỡng được nguồn thu.
Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân.
LPBank ra mắt giải pháp ưu việt

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt tính năng mới “Sinh lời Lộc Phát” trên ứng dụng LPBank.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Đầu tư bền vững cho tương lai cũng như cách đánh bắt các con cá trưởng thành, để lại các con cá nhỏ để chúng sinh trưởng và phát triển.
Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng, bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024 (khoảng 8-10 tỷ USD).
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành bia cần một phương án hài hòa để đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách mà vẫn bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Mới đây, Prudential ứng dụng công nghệ OCR thế hệ mới tự động hóa quy trình chi trả cho các yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm cấp thiết.
Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Bảo hiểm Agribank, chính thức nâng mức chi trả tối đa của sản phẩm Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với mức chi trả hiện nay).
Thẻ tín dụng LPBank -

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm.

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

Tâm lý FOMO đang bao trùm thị trường tiền điện tử, tạo cú hích cho Bitcoin tiến sát mốc lịch sử 100.000 USD. Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư cần giữ sự tỉnh táo.
Ngân hàng Quân đội trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

Ngân hàng Quân đội trợ lực khách hàng, tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

MB hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm.
VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động