Nghệ An: Thúc đẩy thương mại biên giới, miền núi

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Kim ngạch thương mại biên giới Nghệ An – Lào trong 9 tháng đầu năm 2022 mới đạt 53 triệu USD trong tổng kim ngạch thương mại của cả tỉnh là 2 tỷ USD.
Bài 1: Khai thác lợi thế, thu hút phát triển thương mại biên giới

Dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động thương mại biên giới gặp nhiều trở ngại nhưng kim ngạch xuất khẩu giữa Nghệ An - Lào vẫn có những tín hiệu tích cực.

Mặc dầu vậy, quá trình phát triển kinh tế khu vực biên giới, miền núi còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là việc ùn ứ hàng hóa vẫn xảy ra ngoài nguyên nhân nước bạn tăng cường kiểm dịch cũng có yếu tố hạ tầng đòi hỏi cần có kế hoạch bài bản để đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế cũng như phát triển trong thời gian tới.

Tiềm năng phát triển lớn

Trong 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp Lào, Nghệ An có đường biên giới dài nhất với 419 km. Nghệ An cũng là địa phương có 27 xã nằm trên khu vực biên giới trên bộ, trong đó xã có đường biên giới giáp Lào dài nhất là xã Mỹ Lý (H. Kỳ Sơn).

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới

Ông Hoàng Minh Tuấn - Trưởng phòng Quản lý Xuất nhập khẩu Sở Công Thương Nghệ An cho hay, không thể phủ nhận, việc phát triển thương mại biên giới giữa Nghệ An và các tỉnh của nước bạn Lào trong những năm qua đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, thách thức, trên thực tế hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa Nghệ An – Lào còn đơn điệu, chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hai bên. Các mặt hàng lưu thông giữa hai bên chủ yếu là hàng nông sản, vật liệu xây dựng có giá trị và mức thu thuế thấp.

Ngoại trừ Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn được đầu tư khá bài bản, còn lại, hạ tầng kỹ thuật khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới giữa Nghệ An và 3 tỉnh của nước bạn Lào còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại biên giới, miền núi là doanh nghiệp nhỏ và vừa với khoảng 100 doanh nghiệp, hàng hoá có quy mô nhỏ, mang tính chất thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài.

Tại Nghệ An, ngoài Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn tại huyện Kỳ Sơn, Cửa khẩu Thanh Thủy tại huyện Thanh Chương cũng là một cửa ngõ quan trọng, có vị trí rất thuận lợi để phát triển giao thương với nước bạn Lào khi chỉ cách TP. Vinh khoảng 50 km, cách Cảng Cửa Lò và Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An chỉ khoảng hơn 60 km.

Ông Phan Văn Nhâm – Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cho biết: Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ ngày 9/5/2022, Chính phủ Lào quyết định mở cửa trở lại các cửa khẩu quốc tế, trong đó có Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã góp phần giúp cho các hoạt động xuất, nhập khẩu cũng như qua lại thăm thân của người dân hai bên tấp nập trở lại. Công tác thông quan hàng hóa, phương tiện, xuất, nhập cảnh… được hai bên phối hợp thực hiện thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước trao đổi, mua bán hàng hóa. Tính đến ngày 10/8/2022, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã thu nộp ngân sách hơn 11,2 tỷ đồng, đạt 127,79% chỉ tiêu được giao. Trong đó, các mặt hàng đóng góp nguồn thu lớn là: gỗ xẻ các loại, quặng sắt nhập kinh doanh, tinh bột dong riềng…

Gỡ nút thắt hạ tầng

Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thương mại nhưng theo Sở Công Thương Nghệ An, trong tổng kim ngạch của toàn tỉnh năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Nghệ An sang Lào có tỷ trọng nhỏ, chỉ chiếm 1,7%. Và trong giai đoạn 2018 đến quý I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Nghệ An và Lào đạt hơn 139 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 132,3 triệu USD, nhập khẩu đạt 6,8 triệu USD.

Bài 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng thúc đẩy thương mại biên giới

Thiếu chính sách ưu đãi, quy hoạch đồng bộ, nên chưa thu hút được doanh nghiệp lớn đầu tư khu vực biên giới

Ông Phan Văn Nhâm cho biết thêm, do hàng hóa giao thương qua các khu vực này rất hạn chế, nên giá trị kinh tế mang lại còn chưa cao. Chưa kể, hệ thống hạ tầng giao thông chưa phát triển, dẫn đến việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, khoảng cách từ Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đến Viêng Chăn (Lào) và sang Thái Lan – những trung tâm kinh tế phát triển nhất lại quá xa (trên 500 km), nên các loại hàng hóa có giá trị xuất, nhập khẩu cao không về qua con đường này. Vì vậy, hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn chủ yếu là các mặt hàng thô sơ có thuế suất bằng không. Hơn nữa, do điều kiện khí hậu, đường sá không thuận lợi nên hàng hóa lưu thông chỉ diễn ra chủ yếu vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Ngay tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, dù đã xây dựng 1 tòa nhà trung tâm thương mại, nhưng lâu nay chỉ có vài doanh nghiệp hay hộ tiểu thương vào đăng ký mở gian hàng, khiến trung tâm thương mại này không phát huy hiệu quả và đã bị xuống cấp, hư hỏng.

Nhằm gỡ “nút thắt” hạ tầng, thúc đẩy giao thương, ngoài Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy ở huyện Thanh Chương, thành cửa khẩu Quốc gia với mục tiêu biến nơi đây thành nơi sầm uất về mọi mặt. Đến năm 2013, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt quy hoạch Cửa khẩu Thanh Thủy với tổng diện tích 21,97 ha để xây dựng các khu chức năng.

Đến năm 2016, Cửa khẩu Thanh Thủy là một trong các lựa chọn để xây dựng đường cao tốc Việt Nam – Lào, nối Hà Nội với Viêng Chăn dài khoảng 725 km. Đến năm 2018, khi quy hoạch đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn được Chính phủ hai nước đồng ý thực hiện, việc quy hoạch Cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế cửa khẩu được coi là động lực phát triển của vùng. Một khi tuyến đường cao tốc này trở thành hiện thực thì nó sẽ trở thành “huyết mạch” thúc đẩy dòng chảy hàng hóa từ các nước Lào, Thái Lan, Myanmar đi qua Nghệ An để tiến ra Biển Đông.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Nghệ An, thương mại vùng biên vẫn còn hạn chế. Cơ cấu kinh tế tại khu vực biên giới vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, chưa có vùng sản xuất tập trung, chưa áp dụng tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, chưa hình thành chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ. Sản xuất công nghiệp chưa tạo ra sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh yếu.

Ngoài việc hạ tầng công nghiệp, thương mại khu vực biên giới nhìn chung còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, tiềm năng phát triển. Hiện tại, hạ tầng thương mại hiện đại rất thiếu như trung tâm logistics, đồng thời hạ tầng thương mại biên giới như kho hàng, chợ, trung tâm thương mại đều chưa hoạt động tốt.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, Nghệ An cần có một chương trình triển khai bài bản hơn nhằm khảo sát, đánh giá, xây dựng dữ liệu về hạ tầng thương mại trên tuyến biên giới.

Điều này sẽ làm cơ sở cho các bộ, ngành chức năng, địa phương nghiên cứu đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư xã hội hóa và tạo thuận lợi, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng cũng như huy động nguồn lực xã hội và khai thác quỹ đất, lợi thế kinh doanh thương mại tại vùng biên giới.

(Còn nữa)

Hoàng Trinh - Tùng Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động