Thứ tư 30/04/2025 04:50
Hội chợ thương mại Quốc tế Festival Huế 2016

Từng bước khẳng định vị thế

Ngày 28/4, Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2016 chính thức khai mạc. Đây là hoạt động đồng hành với Festival Huế trong nhiều năm qua. Hội chợ từng bước khẳng định vị thế, ngày càng được nâng cao về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.
Một gian hàng tại Hội chợ Thương mại Festival Huế 2014

Ông Nguyễn Lương Bảy - Giám đốc Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế - cho biết: Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2016 thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, diễn ra từ 28/4 đến 4/5 tại Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội chợ có quy mô khoảng 600 gian hàng của gần 300 doanh nghiệp trong nước, 25 trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố và 20 doanh nghiệp đến từ Lào, Thái Lan.

Hội chợ được tổ chức nhằm mục đích giới thiệu, giao lưu các nước và vùng lãnh thổ tham gia Festival Huế về văn hóa, sản phẩm đặc trưng… tuyên truyền, quảng bá các thương hiệu hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, đơn vị trong cả nước đến với các nhà đầu tư, du khách quốc tế trong dịp Festival Huế. Sản phẩm tham gia tại hội chợ rất đa dạng. Ngoài mặt hàng thế mạnh trong nước, các doanh nghiệp Lào, Thái mang đến hàng nông sản, thực phẩm chế biến… đặc sắc của nước bạn.

Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2016 được tổ chức thành 3 khu vực: Khu vực của các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư các nước thuộc Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nói riêng và nước ngoài nói chung nhằm đẩy mạnh hoạt động giao thương, xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm. Khu vực trưng bày, giới thiệu của các tỉnh, thành phố trong cả nước và được chia làm 3 khu vực nhỏ: Khu vực “Con đường di sản” nhằm tôn vinh các các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam như: Di sản cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam)… Khu vực “Đặc sản vùng miền Việt Nam” quảng bá sản phẩm đặc sản của vùng miền trên khắp đất nước Việt Nam; khu vực trưng bày và giới thiệu những thành tựu chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, tiềm năng thế mạnh, chính sách ưu đãi đầu tư… Cuối cùng là khu vực trưng bày, kinh doanh thương mại - dịch vụ tổng hợp.

Trong khuôn khổ hội chợ diễn ra nhiều hoạt động: Giao lưu, trao đổi hàng hóa và ký kết hợp đồng kinh tế; giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận; giới thiệu sản phẩm du lịch như: Tour du lịch, điểm du lịch, vé máy bay…; giao lưu trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến thương mại và hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Lào, Thái Lan.

Từ năm 2010 đến nay, Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế là hoạt động thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia.

Trần Minh Tích

Tin cùng chuyên mục

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới