Thứ bảy 10/05/2025 18:54

Trình diễn sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Trình diễn trang phục truyền thống với chủ đề “Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển".

Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022, là hoạt động điểm nhấn trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2022 đã chính thức khai mạc sáng 18/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Các đại biểu cắt băng khai mạc trình diễn sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số
Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bà Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu khai mạc

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết, Liên hoan nhằm mục đích cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn háo các dân tộc thiểu số; tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khu vực phía Bắc trong nền văn hóa đa dạng mà thống nhất của cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Trình diến trang phục truyền các dân tộc tỉnh Hòa Bình
Độc đáo trang phục truyền thống dân tộc Mường
Trang phục truyền thống dân tộc Mông đa dạng sắc màu

Với chủ đề “Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Liên hoan có sự tham gia của 600 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Tỉnh Bắc Giang trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc

Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc thiều số Việt Nam, khơi dậy khát vọng, lòng tự hào về các di sản văn hóa quý báu của mỗi dân tộc. Là không gian văn hóa độc đáo để các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng dân tộc thiểu số tại 17 tỉnh, thành phố có dịp giai lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tổn, phát huy văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết, găn bó giữa các dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc của tỉnh Lai Châu
Trang phục truyền thống của đồng bào Tày Lạng Sơn
Trang phục trình diễn đảm bảo tính truyền thông của các dân tộc

Hòa trong không khí Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào và du khách có dịp tìm hiểu, chiêm ngưỡng những bộ trang phục của mỗi dân tộc. Nhưng bộ trang phục được trình diễn tại đây đều đảm bảo tính truyền thống, đủ các phụ kiện đi kèm, thể hiện đúng phong tục tập quán, lễ nghi của từng dân tộc… với những sắc màu rực rỡ.

Thông qua Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số nhằm khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây cũng là cơ hội cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giao lưu văn hóa, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Đồng thời cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch.

Gặp mặt các nghệ nhân những người đóng góp trong công tác bảo tồn trang phục truyền thống

Trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu còn có nhiều hoạt động như: Hội nghị “Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc”; Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tại các địa phương. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp khai thác, liên kết, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa, gắn với phát triển du lịch.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao