Thứ ba 26/11/2024 02:46

Thừa Thiên Huế: Phiên chợ vùng cao “nhịp cầu” đưa nông sản đến với người tiêu dùng

Thông qua các phiên chợ vùng cao tại huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, Thừa Thiên Huế, nhiều nông sản, đặc sản của đồng bào dân tộc đến với người tiêu dùng.

Thời gian qua, hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, Thừa Thiên Huếthường xuyên tổ chức các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng nhằm xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản thủ công mỹ nghệ; giới thiệu nét văn hóa và du lịch, ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Không gian tổ chức phiên chợ vùng cao luôn thu hút đông người dân và du khách

Tại hội chợ, các mặt hàng được bày bán, giới thiệu là các nông sản đặc trưng của địa phương như thổ cẩm dèng truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản an toàn, chuối già lùn, thịt bò vàng; đặc sản và ẩm thực truyền thống của các đồng bào dân tộc (huyện A Lưới); sản phẩm OCOP, chuối, rượu men lá, rượu nếp bản, mật ong rừng, gà bản, heo bản, măng tươi…; các món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu như cơm lam, bánh sừng trâu, cá suối nướng, heo bản, gà bản, xi hua cá, các loại rau rừng như rau ti bơn trộn, rau arui….(huyện Nam Đông).

Đại diện lãnh đạo huyện Nam Đông cho biết, phiên chợ vùng cao không chỉ là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi các sản phẩm mang đặc trưng của địa phương do đồng bào các dân tộc Kinh, Cơ Tu… tự tay làm ra mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc.

Giới thiệu các món ăn, đặc sản địa phương của đồng bào dân tộc huyện Nam Đông

Lê Thị Quỳnh Tường - Chủ tịch Hội phụ nữ huyện A Lưới cho biết, mục tiêu của phiên chợ vùng cao là kết nối và tiêu thị các nông sản, đặc sản của bà con đồng bào dân tộc, các nông sản chủ lực của huyện A Lưới như chuối già lùn, gạo Radư, thịt bò vàng A Lưới… Từ đó, mong muốn xây dựng những thương hiệu nông sản mạnh một mặt tạo thu nhập, sinh kế bền vững cho bà con, mặt khác đây còn là điểm đến để giới thiệu cho khách du lịch biết đến A Lưới ngày một nhiều hơn

Chị Hồ Thị Nga – Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn huyện A Lưới cho biết, hiện chúng tôi đang có nhiều cửa hàng buôn bán, giới thiệu các nông sản của bà con đồng bào dân tộc như như thịt heo, thịt bò vàng, chuối các loại, gạo, mật ong từng… Tuy nhiên, sức bán mỗi ngày vẫn thất thường, bửa nhiều, bửa ít, trên dưới một triệu đồng/ngày. Khi bán tại các phiên chợ vùng cao, cửa hàng bán mỗi ngày từ 6-7 triệu đồng, rất phấn khởi. “Chúng tôi mong muốn luôn có những phiên chợ giới thiệu các nông sản, đặc sản của đồng bào dân tộc A Lưới không chỉ trong huyện, tỉnh mà cả các huyện khác. Qua đó tạo thu nhập, sinh kế bền vững hơn cho bà con”, chị Hồ Thị Nga chia sẻ thêm.

Không gian trưng bày nét văn hoá của của đồng bào dân tộc các huyện miền núi Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, ngoài việc giới thiệu các nông sản, đặc sản của bà con dân tộc thì phiên chợ còn khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc trong việc sản xuất kinh doanh, quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhân dân, tạo sân chơi bổ ích lành mạnh, giáo dục thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh trong việc giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo khí thế thi đua, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.

“Các sản phẩm tham gia giới thiệu, bày bán tại phiên chợ phải đảm bảo yếu tố truyền thống, là đặc sản của các dân tộc trong huyện, hình thức mẫu mã đẹp, độc đáo, đảm bảo giá cả phù hợp, có bảng giá, niêm yết công khai rõ ràng, các mặt hàng phải đảm bảo cung ứng đủ trong suốt thời gian diễn ra phiên chợ. Không bày bán các loại động vật quý hiếm nằm trong danh sách đỏ bị cấm của nhà nước”, Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm.

Thông qua các phiên chợ, lãnh đạo các huyện Nam Đông, A Lưới còn lồng ghép các hoạt động quảng bá, giới thiệu về điểm đến du lịch, tái hiện, sân khấu hoá các lễ hội truyền thống, ca nhạc, dân vũ của đồng bào dân tộc như lễ Mừng nhà mới (Cúng nhà mới, Điệu nhảy mừng nhà mới, Mời khách vào nhà, Giao mâm, Vũ điệu hầu nhà mới, hầu khách, Tiễn khách), mừng mùa vụ mới…; trình diễn của các nghệ nhân, già làng…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'