Thứ ba 13/05/2025 05:12
Tăng cường hợp tác quốc tế

Thu hút nguồn lực để giảm nghèo nhanh, bền vững

Mới đây, tại Hà Nội, Vụ Hợp tác Quốc tế (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS” theo Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.  

Huy động sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 DTTS với gần 13,4 triệu người, chiếm 14,6% dân số cả nước. Tuy nhiên, đây lại là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp. Vấn đề du canh, du cư vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản. Đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, thậm chí có nơi rất khó khăn…

Trước những thách thức đặt ra, để tập trung nguồn lực đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN, ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2214/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS” (Đề án 2214). Trong đó, mục tiêu chính của đề án là tăng cường hợp tác, thu hút các nguồn lực quốc tế, kết hợp với các nguồn lực ở trong nước nhằm tạo bước tiến mạnh mẽ trong việc thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN.

Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chất lượng sống của đồng bào DTTS đã có những đổi thay tích cực

Là cơ quan chủ trì Đề án 2214, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện hiệu quả Đề án. Trong đó, tập trung xây dựng và ký kết chương trình phối hợp công tác giữa UBDT và Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, thành lập và xúc tiến vận động tài trợ nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào vùng DTTS theo quy định, đồng thời, định kỳ hàng năm tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn nhằm huy động sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào vùng DTTS&MN; hợp tác, kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp...

Với những cố gắng này, đến nay Đề án 2214 đã được triển khai trong tất cả các bộ, ngành, địa phương; huy động được sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, JICA, CARE, Quỹ Cô Oét, Tổ chức Helvetas, Thụy Sỹ, Caritas, Quỹ We Effect Thụy Điển, Plan Canada, Saigon Children Charity... Các lĩnh vực được tập trung hỗ trợ, bao gồm: giảm nghèo và an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, đào tạo bồi dưỡng cán bộ người DTTS, nông nghiệp, môi trường...

Tạo bước tiến mạnh mẽ

Từ các nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sau 5 năm triển khai Đề án 2214, gần 200 dự án giảm nghèo và an sinh xã hội triển khai trong vùng DTTS&MN, 252 dự án về giáo dục, đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm cho người DTTS được thực hiện, góp phần cải thiện sinh kế và tăng thu nhập một cách bền vững cho hộ nghèo và DTTS...

Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đã có 10 dự án viện trợ (9 dự án ODA và 1 dự án NGO) cho 5 tỉnh Tây Nguyên với tổng kinh phí khoảng 88.712.151 đô-la Mỹ; 9 dự án viện trợ (8 dự án ODA và 1 dự án NGO) hỗ trợ cho 16 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, với kinh phí khoảng 107.845.140 đô-la Mỹ.

Với mục tiêu giúp đồng bào làm quen với phương thức, kiến thức sản xuất mới, trên 100 dự án ODA và phi chính phủ nước ngoài cũng đã được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó là gần 20 dự án liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trên 80 dự án liên quan đến phổ biến, tuyên truyền về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong vùng đồng bào DTTS đã được triển khai...

Phần lớn các dự án tài trợ và thực hiện trên địa bàn vùng DTTS&MN có thời gian thực hiện từ 2 năm trở lên, nhờ đó đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện y tế, giáo dục, nâng cao dân trí, sức khỏe... cho đồng bào DTTS, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Từ những kết quả này, để triển khai Đề án 2214 giai đoạn 2018 - 2020 đạt hiệu quả cao, UBDT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án; tăng cường chia sẻ thông tin với địa phương có vùng đồng bào DTTS&MN trong công tác vận động và quản lý các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Giới thiệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có tiềm lực về tài chính để tiếp xúc và vận động viện trợ; cung cấp thông tin về các khu vực còn đặc biệt khó khăn cũng như định hướng về lĩnh vực ưu tiên vận động cho các nhà tài trợ.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa