Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 5% bất chấp thuế quan

Trung Quốc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 ở mức khoảng 5%, cam kết phân bổ nhiều nguồn lực tài khóa hơn so với năm ngoái.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 3 năm nay Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 4,9% trong quý III/2023 Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng 5% cho năm 2025

Trung Quốc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm nay ở mức khoảng 5%, cam kết phân bổ nhiều nguồn lực tài khóa hơn so với năm ngoái nhằm chống lại áp lực giảm phát và giảm thiểu tác động của việc gia tăng thuế quan thương mại.

Mục tiêu này được thể hiện trong một tài liệu của Chính phủ Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ có bài phát biểu tại Đại hội vào cuối ngày 5/3, trình bày chi tiết các chính sách của Trung Quốc cho giai đoạn còn lại của năm.

Trung Quốc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 ở mức khoảng 5%. Ảnh minh họa
Trung Quốc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 ở mức khoảng 5%. Ảnh minh họa

Việc gia tăng thuế quan thương mại đang đe dọa làm suy yếu nền công nghiệp rộng lớn của Trung Quốc - viên ngọc quý của nền kinh tế - trong bối cảnh nhu cầu hộ gia đình vẫn ảm đạm và lĩnh vực bất động sản gặp khó đang ngày càng khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.

Áp lực đang gia tăng đối với giới chức Trung Quốc nhằm đưa ra các chính sách giúp tăng thu nhập cho người dân và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào xuất khẩu cũng như đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.

Trung Quốc cũng đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2025 ở mức 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng từ mức 3% năm 2024, trong đó hứa hẹn một “kế hoạch hành động đặc biệt” nhằm kích thích tiêu dùng.

Bắc Kinh có kế hoạch phát hành 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ (179 tỷ USD) trái phiếu kho bạc đặc biệt trong năm nay, tăng từ 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ năm 2024. Chính quyền địa phương sẽ được phép phát hành 4,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ nợ đặc biệt, tăng từ 3,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Từ nguồn quỹ nợ đặc biệt của chính phủ trung ương, 300 tỷ Nhân dân tệ sẽ hỗ trợ chương trình trợ cấp tiêu dùng mở rộng gần đây cho xe điện, thiết bị gia dụng và các hàng hóa khác.

Các nhà kinh tế đã kêu gọi Bắc Kinh tiến hành tái cơ cấu phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế bằng các biện pháp sâu rộng hơn, bao gồm việc cải cách hệ thống thuế, đất đai và tài chính nhằm xây dựng một mạng lưới an sinh xã hội vững chắc hơn.

Với áp lực giảm phát ngày càng trở nên cố hữu trong bối cảnh môi trường bên ngoài bất lợi... việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình trong nước là ưu tiên hàng đầu”, Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại tại Đại học Cornell và cựu Giám đốc phụ trách Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhận định.

Các kế hoạch hỗ trợ một lần có thể giúp ích phần nào, nhưng những biện pháp lâu dài nhằm hỗ trợ thu nhập và củng cố mạng lưới an sinh là điều thiết yếu”.

Trung Quốc cũng có kế hoạch sử dụng 500 tỷ Nhân dân tệ từ quỹ nợ đặc biệt để tái cấp vốn cho các ngân hàng lớn của nhà nước và 200 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ nâng cấp thiết bị sản xuất.

Chiến lược đổi mới

Tỷ lệ tăng trưởng 5% của Trung Quốc vào năm ngoái - chỉ đạt được nhờ gói kích thích muộn - nằm trong nhóm cao nhất thế giới, nhưng hầu như không được cảm nhận rõ rệt ở cấp độ người dân.

Mặc dù Trung Quốc duy trì thặng dư thương mại hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ USD, nhiều người dân vẫn phàn nàn về công việc và thu nhập không ổn định khi các doanh nghiệp giảm giá và cắt giảm chi phí để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Kể từ sau đại dịch, Trung Quốc tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng tương lai dựa trên “lực lượng sản xuất mới” thay vì chỉ dựa vào 1,4 tỷ người tiêu dùng trong nước. Trung Quốc đã dồn nguồn lực vào sản xuất công nghệ cao, với tham vọng thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ địa chính trị.

Trong một báo cáo của chính phủ, Trung Quốc cam kết tiếp tục hỗ trợ các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả đầu tư. Các hãng sản xuất xe điện như BYD (002594.SZ) và nền tảng AI Deepseek đã bước ra "sân chơi" toàn cầu.

Tuy nhiên, bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, cho rằng tham vọng công nghệ và tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng là “những ưu tiên cạnh tranh” và việc cân bằng giữa hai yếu tố này “sẽ rất quan trọng để Trung Quốc tránh tình trạng trì trệ kéo dài như Nhật Bản đã từng trải qua”.

Tác động hữu hình của chiến lược đổi mới này đối với tăng trưởng, đặc biệt là thông qua việc tăng năng suất, vẫn chưa thực sự rõ ràng”, bà Alicia Garcia-Herrero nhận định.

Dù chính sách công nghiệp và tiến bộ công nghệ là quan trọng, Trung Quốc cần giải quyết những mất cân đối nền tảng trong nền kinh tế của mình.

Áp lực đang gia tăng đối với giới chức Trung Quốc nhằm đưa ra các chính sách giúp tăng thu nhập cho người dân và giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào xuất khẩu cũng như đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.
Minh Hiền
Theo Reuters
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nước mắm Việt

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng Nhật Bản Matsuya đang bán thử nghiệm món ăn “Cơm thịt heo phong cách cơm tấm Việt Nam” với nguyên liệu chính là nước mắm truyền thống.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Ba Lan chi

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/5: Ba Lan chi khủng hiện đại hóa phi đội máy bay F-16 lên chuẩn Viper sau khi được Mỹ chấp thuận cung cấp tên lửa tầm xa mới.
Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Việt Nam và Slovenia mở rộng lĩnh vực hợp tác kinh tế trước tình hình mới thông qua hàng loạt hoạt động.

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Áo là trung tâm công nghệ lõi châu Âu, đối tác chiến lược giúp Việt Nam đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, sản xuất chip và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5: Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5: Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy

Đặc nhiệm Ukraine tử nạn ở Sumy; Nga đánh sập Liman... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/5.
Thế giới nói gì về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Thế giới nói gì về Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

Nhiều hãng thông tấn và tờ báo lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin đậm nét về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5: Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5: Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy

Quan chức Ukraine rút chạy ở Sumy; Nga kiểm soát thêm 4 vùng ở Sumy… là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 1/5.
Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/5: Hàn Quốc đưa ra khái niệm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 khi các hình ảnh mới nhất do hãng Hanwha Aerospace công bố.
Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Việt Nam chuẩn hoá bảo vệ người tiêu dùng qua hợp tác quốc tế: Định vị bản đồ niềm tin mới

Không đứng riêng lẻ, quyền lợi người tiêu dùng Việt đang được bảo vệ mạnh mẽ nhờ mạng lưới hợp tác quốc tế. Từ luật hóa đến hành động, Việt Nam đang chuyển mình
Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế mừng chiến thắng 30/4

Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế mừng chiến thắng 30/4

TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Nga giới thiệu xe tăng

Nga giới thiệu xe tăng 'cua mắt đỏ' T-90MS tại Peru

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 29/4: Nga giới thiệu “cua mắt đỏ” T-90MS tại Peru với lời giới thiệu đây là xe tăng chiến thắng khi đã chứng minh thực chiến.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4: Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4: Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine

Nga giành đất Kharkiv, siết quân Ukraine; bom tấn Nga trút đòn ồ ạt... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 29/4.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4: Nga dội đòn

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4: Nga dội đòn 'trời giáng' vào Ukraine

Nga trút đòn "trời giáng" vào Ukraine; Nga nhồi hỏa lực vào Donetsk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 29/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4: Nga càn quét lực lượng Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4: Nga càn quét lực lượng Ukraine

Sĩ quan Ukraine tử nạn; Nga càn quét lực lượng Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 28/4.
Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp UTICA tổ chức hội nghị giao thương, mở rộng kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Tunisia, thúc đẩy quan hệ song phương.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4: ‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ

‘Đặc vụ Ukraine’ bị bắt giữ; lính đánh thuê từ chối chiến đấu ở Ukraine,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/4.
Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thương vụ Việt Nam tại Philippines chỉ ra triển vọng hiện thực hóa mục tiêu nâng thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD.
Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Hàn Quốc nâng cấp máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 27/4: Máy bay ném bom tương lai của Trung Quốc trang bị 3 động cơ; Hàn Quốc nâng cấp 36 máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4: Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ

Lính đánh thuê Ukraine thiệt mạng; Ukraine kỳ vọng nhận hơn 39 tỷ USD hỗ trợ,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/4.
Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Angkor Milk không chỉ là một thương hiệu, mà còn là minh chứng cho chính sách “đầu tư đi cùng hội nhập”, là mô hình kiểu mẫu trong hợp tác Việt Nam - Campuchia.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4: Ukraine hứng chịu thương vong lớn

Ukraine hứng chịu thương vong lớn; Pháo phóng loạt Nga phá tan mục tiêu Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/4.
Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Các doanh nghiệp lớn của khu vực Bắc Âu như H&M, Cảng Gothenburg, GFI Stockholm, East Asia Food sắp đến Việt Nam tìm nguồn hàng.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4: Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng

Lính Ukraine tình nguyện đầu hàng; lính Ukraine tử nạn ở nhiều mặt trận,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/4.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Mobile VerionPhiên bản di động