Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

PV

PV

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Cùng với nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu khác, đến nay huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) đã phân bổ, thực hiện 90 công trình, giải ngân 105,8 tỷ đồng, đạt 60,3% kế hoạch.

Bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án, từ năm 2021 đến nay, huyện Phù Yên thực hiện dự án hỗ trợ xi măng làm 150 tuyến đường giao thông nông thôn, tổng kinh phí trên 17,636 tỷ đồng. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông được cứng hoá đến trung tâm xã; 95,2% số hộ được dùng điện lưới quốc gia. Hệ thống thủy lợi và nước sạch sinh hoạt được đầu tư phục vụ đời sống nhân dân.

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc
Hệ thống thủy lợi và nước sạch sinh hoạt được đầu tư phục vụ đời sống nhân dân. (Ảnh: ST)

Đặc biệt, giúp nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức áp dụng vào sản xuất, hằng năm, huyện Phù Yên chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức trên 100 lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nhân dân; trong đó tập trung hướng dẫn trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, nuôi gia súc nhốt chuồng, nuôi trồng thủy sản... Khảo sát điều kiện tự nhiên các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa một số loại cây dược liệu vào trồng dưới tán rừng; lấy phát triển kinh tế rừng làm mũi nhọn, tạo thu nhập bền vững; hỗ trợ các hộ dân mua cây giống lâm nghiệp trồng rừng, với mức từ 1.500-2.000 đồng/cây; trồng 1.300 ha cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc.

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, huyện Phù Yên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Đến hết tháng 6/2024, có trên 12.400 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn, với tổng dư nợ gần 620 tỷ đồng.

Huyện còn khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, với 186 doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, tạo việc làm thường xuyên cho trên 5.000 lao động nông thôn.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Phù Yên đang từng bước khởi sắc. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,26%; hộ cận nghèo còn 9,19%; có 96% dân số được xem truyền hình; 100% dân số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam; 100% các xã có trường tiểu học, nhà mẫu giáo, các bản ở xa trung tâm đều có nhà lớp học; 100% số xã có trạm y tế, bảo đảm chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân...

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị