Chủ nhật 11/05/2025 05:23

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày

Thổ cẩm là nét văn hóa độc đáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người Tày. Giống như hát then, đàn tính, thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày.

Với đồng bào Tày, thổ cẩmlà sản phẩm dệt thủ công mang đậm bản sắc dân tộc không thể thiếu trong đời sống của người Tày, là nghề gia truyền từ đời này sang đời khác. Trang phục của họ cũng được lưu giữ theo truyền thống, không thay đổi theo thời gian, không phân biệt sang, hèn.

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày
Em bé Tày được đội chiếc mũ bằng thổ cẩm

Bà Vi Thị Tích dân tộc Tày huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) chia sẻ: Thổ cẩm luôn đồng hành cùng đồng bào Tày, từ em bé khi chào đời đã được ôm ấp trọn vẹn trong chiếc nôi, chiếc địu, chiếc mũ làm bằng thổ cẩm. Khi lớn lên được người lớn dệt, khâu cho chiếc mũ đội đầu, bộ quần áo thổ cẩm. Mỗi cô dâu khi về nhà chồng đều tự tay dệt cho bố chồng, mẹ chồng bộ áo, bộ váy để thể hiện tấm lòng của người con dâu mới. Cùng với đó là chăn, đệm, gối, màn cho phòng tân hôn cũng do người con gái tự tay dệt, hàm ý rằng bắt đầu từ đây đôi bàn tay kia sẽ chăm lo, vun vén chu đáo cho hạnh phúc gia đình.

Khi lớn lên các cô gái Tày đều tự tay dệt thổ cẩm cho mình và người thân

Trước kia dệt thổ cẩm bằng sợi bông nhuộm chàm hoặc sợi tơ tằm đã được nhuộm màu. Để làm ra được một tấm vải phải mất rất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn, từ việc trồng bông, xe bông, quay sợi và dệt mới làm ra được sản phẩm. Ngày nay giá tơ tằm đắt nên người dệt thổ cẩm chuyển sang dùng len hoặc sợi bông thô để dệt với các màu đen, đỏ, vàng, xanh tạo ấn tượng mạnh mẽ.

Thêu dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo
Các màu sắc được xử lý rất khéo léo trên nền chủ đạo là màu trắng đục

Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự kiên trì, đôi bàn tay khéo léo cũng như sự sáng tạo của các nghệ nhân. Các mẫu hoa văn trên thổ cẩm của người Tày là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét tinh xảo, màu sắc bắt mắt và hoa văn độc đáo. Các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý rất khéo léo trên nền chủ đạo là màu trắng đục, tạo nên một bản sắc riêng của văn hoá truyền thống người Tày khó nhầm lẫn với cách trang trí hoa văn của các dân tộc khác. Hoa văn trên mỗi tấm vải dệt của người Tày bắt nguồn từ cuộc sống lao động, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày. Trên mỗi tấm thổ cẩm của đồng bào Tày có nhiều loại hoa văn khác nhau, chú trọng ở kỹ thuật phối màu như hoa lê, hoa mận, hoa đào, hoa mai… và một số loại muông thú trong rừng. Hoa văn trên mỗi tấm vải dệt phần nào phản ánh tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng vươn tới cái đẹp của người Tày.

Hoa văn trên mỗi tấm thổ cẩm bắt nguồn từ cuộc sống lao động

Trước đây trong mỗi gia đình của người Tày, hầu như nhà nào cũng có một khung cửi dệt, mọi đồ dùng từ váy, áo, gối, chăn và cả của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng đều làm từ vải tự dệt. Nhưng do sự phát triển kinh tế thị trường nghề trồng bông, dệt thổ cẩm của đồng bào người Tày đã bị mai một, người dân chủ yếu mua vải dệt công nghiệp về dùng. Nhiều khung dệt của đồng bào Tày bị bỏ xó hoặc mang làm củi. Không thể để nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Tày đi vào quên lãng, thời gian qua ở nhiều địa phương các cấp chính quyền và người dân đã quan tâm đến việc khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Các địa phương đã chú trọng khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy lại nghề, thành lập các tổ, nhóm dệt thổ cẩm góp phần giữ nghề truyền thống.

Các địa phương đã chú trọng khuyến khích các nghệ nhân truyền dạy lại nghề

Bằng sự nỗ lực của chính quyến và người dân trong công tác bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm. Đặc biệt các xã vùng cao, vùng núi phía Bắc vẫn còn duy trì nhiều hộ trong thôn giữ nghề dệt thổ cẩm, đồng thời gắn nghề dệt với phát triển du lịch trải nghiệm tạo việc làm cũng như thu nhập ổn định cho đồng bào Tày.​​​​

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê