Thứ tư 16/04/2025 20:00

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Đền Quan Đệ Tứ, huyện Vĩnh Bảo,TP. Hải Phòng nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương.

Từ bao đời nay, đền Quan Đệ Tứ, hay còn được gọi là đền Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai, tọa lạc tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, đã trở thành một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng bậc nhất tại đây, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái và hành hương. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc cổ kính, ngôi đền này còn là nơi thờ tự vị thần có vai trò đặc biệt trong tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt.

Cổng Tam quan của đền Quan Đệ Tứ, hay còn được gọi là đền Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai, tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Huyền tích linh thiêng về “Ngũ Quan Tôn Ông” và sự ngự lại của Quan Đệ Tứ

Theo lời kể của thủ nhang tại đây, vào thời Hùng Duệ Vương, vua cha Bát Hải - một trong những vị thần được tín ngưỡng dân gian thờ phụng, đã cùng với năm người con trai được Ngọc Hoàng giao trọng trách giúp vua Hùng dựng nước và giữ nước. Năm người con ấy được tôn xưng là “Ngũ Quan Tôn Ông”, trong đó Quan Lớn Đệ Tứ được trao trọng trách là Quan Lớn Khâm Sai, quyền cai quản Tứ Phủ. Với công trạng to lớn, Ngài được sắc phong là “Thủy Thần Đệ Tứ” - một vị thần có quyền năng đặc biệt trong việc điều tiết nước, trấn giữ vùng sông nước.

Tương truyền rằng, sau khi hoàn thành thiên mệnh, Quan Đệ Tứ đã chọn một bến nước thuộc khu vực thị trấn Vĩnh Bảo làm nơi ngự lại. Chính tại đây, đền Quan Đệ Tứ được lập nên để thờ phụng và ghi nhớ công ơn của ngài.

Tượng rồng vàng trong khuôn viên đền Quan Đệ Tứ
Đền Quan Đệ Tứ là ngôi đền chính thờ Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Tấm ảnh lưu giữ khoảnh khắc xuất hiện của “ông rắn” tại đền Quan Đệ Tứ

“Ông rắn” được đặt tại khu nội điện đền Quan Đệ Tứ

Những chi tiết được chạm khắc tinh xảo, nổi bật với nền sơn son thếp vàng

Biến thiên lịch sử và hành trình phục dựng

Đền Quan Đệ Tứ không chỉ là chốn tâm linh thiêng liêng mà còn chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của đất nước. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, theo chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến”, ngôi đền từng bị phá dỡ hoàn toàn để tránh bị kẻ địch lợi dụng làm nơi chiếm đóng.

Sau ngày đất nước giành được độc lập, người dân địa phương đã bắt tay vào công cuộc phục dựng đền trên nền đất cũ. Tuy nhiên, do vị trí sát bờ sông nên ngôi đền thường xuyên bị đe dọa bởi tình trạng sạt lở. Trước nguy cơ đó, cộng đồng địa phương đã quyết định di dời ngôi đền lên một vị trí cao ráo hơn, đảm bảo an toàn lâu dài.

Người dân dâng lễ, thắp hương tại Ban Công Đồng
Ban thờ Trần Triều tại đền Quan Đệ Tứ

Đến năm 2010, công trình đền Quan Đệ Tứ chính thức được khởi công xây dựng lại một cách bài bản, với kiến trúc khang trang nhưng vẫn giữ đậm dấu ấn cổ truyền.

Kiến trúc hiện nay của đền Quan Đệ Tứ bao gồm khu Tam Quan, đại bái, cung cấm và các ban thờ phụ. Gian đại bái đặt Ban Công Đồng ở giữa, bên trái là ban thờ Chúa Sơn Trang, bên phải là ban thờ Đức Thánh Trần. Cung cấm phía trong chính là nơi thờ Quan Lớn Đệ Tứ, nơi luôn được giữ gìn nghiêm cẩn và trang nghiêm.

Người dân mang lễ vật vào đền Quan Đệ Tứ
Nhiều người dân đến dâng hương thể hiện lòng thành kính, cầu mong bình an, may mắn cho gia đình

Đến nay, đền Quan Đệ Tứ không chỉ là chốn tâm linh mà còn là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Bảo nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Ngôi đền là biểu tượng của niềm tin, của sự gắn bó giữa con người với cội nguồn, giữa hiện tại với những giá trị truyền thống ngàn đời.

Hàng năm, lễ tiệc chính của đền Quan Đệ Tứ được tổ chức vào ngày 24/4 âm lịch, thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham dự. Đây là dịp để cộng đồng thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, đồng thời cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Chí Bình
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng

Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Đền Hùng chật kín khách thập phương trong ngày đầu khai hội

Hà Nội: Ấn tượng hàng trăm thiếu nữ diện áo dài xếp hình bản đồ Việt Nam