Đặc sắc tục “lấy nước mới” của đồng bào Tày, Nùng

Theo phong tục cổ truyền của đồng bào Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng, sau thời khắc giao thừa đồng bào dân tộc thường đi “lấy nước mới” đầu năm để dâng bàn thờ tổ tiên
Lễ giải hạn đầu năm của dân tộc Tày, Nùng

Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Tày, Nùng huyện Quảng Hà, tỉnh Cao Bằng, sau thời khắc giao thừa, giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng bào dân tộc thường đi “lấy nước mới” đầu năm để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ước nguyện một năm mới vạn vật sinh sôi nảy nở, sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu.

Nguồn sống của bản làng

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng mà còn hấp dẫn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc. Trong chuyến công tác vào một ngày đông cuối năm, dừng chân tại xóm Pắc Pó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi được già làng Quán Chí Khiang dẫn về nơi có con suối nước đầu nguồn trong vắt, xanh biếc. Đây cũng từng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước.

Đặc sắc tục “lấy nước mới” của đồng bào Tày, Nùng

Giữa nơi thắng cảnh như bích họa, chúng tôi không chỉ bị thu hút bởi tiếng chim hót thánh thót, tiếng suối chảy róc rách mà còn bởi câu chuyện đặc sắc về phong tục lấy nước mới đầu năm của đồng bào Tày, Nùng nơi đây.

Theo già làng Quán Chí Khiang, bao đời nay, đồng bào Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng đã có tục lấy nước mới vào đêm giao thừa. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mỗi gia đình cử một thành viên đi lấy nước mới tại con suối đầu nguồn của làng. Truyền thống này duy trì từ xa xưa và được lưu giữ đến nay. Dòng nước đầu nguồn vốn gắn liền với tâm linh của người Tày, Nùng và được coi là tài sản, nguồn sống của bản làng.

Đôi mắt trầm ngâm, cụ Khiang kể: “Tết Nguyên đán được người Tày, Nùng rất coi trọng. Những người đi lấy nước chỉ cần là thành viên trong gia đình, không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Ngày xưa, lúc chưa có đồng hồ, thời điểm lấy nước mới dựa vào tiếng gà gáy đầu tiên. Thông thường, bà con đến lấy nước tại mỏ ở gần khu nhà của mình, nhưng thiêng nhất vẫn là nước tại đầu nguồn Pắc Pó - cụ Khiang chia sẻ.

Đặc sắc tục “lấy nước mới” của đồng bào Tày, Nùng
Lấy nước đầu nguồn trong ngày đầu năm mới

Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, những ai lấy nước sớm nhất khi thời khắc iao thừa đến sẽ nhận được nhiều may mắn nên có nhiều người đi từ rất sớm. Sau khi lấy nước về, thành viên ở nhà sẽ thắp một tuần nhang, thông báo với tổ tiên là nước mới đã được mang về. Các loại cây lộc, hoa đào, hoa mận... mà gia chủ chuẩn bị để trước cửa nhà được mang vào trong nhà cho vào một chiếc bình rồi cho nước mới vào bình và đặt tại nơi trang trọng nhất trên bàn thờ. Nước mới đem về được dùng để nấu cơm, đánh răng, rửa mặt... với mong muốn sức khoẻ dồi dào và một năm mới nhiều may mắn, bình an.

Với người dân nơi đây, khi nước mới được đưa về nhà là lúc khép lại mọi điều không may của năm cũ và đón nhận những điều mới mẻ của năm mới. Đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với ước nguyện cầu cho một năm mới ấm no, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Duy trì và phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống

Ông Nông Thái Học - Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã Trường Hà cho biết, dân tộc Tày, Nùng cư trú hầu khắp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nhưng tập trung đông ở 4 huyện: Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang, Trà Lĩnh. Kinh tế của người dân nơi đây chủ yếu là canh tác lúa nước, chăn nuôi lợn đen, trồng thuốc lá. Ngoài ra, ở một số địa phương, người Tày, Nùng rất coi trọng bảo tồn những nghề truyền thống như: Dệt, rèn, đúc nông cụ, đan lát, làm hương, ngói... Những công cụ cầm tay (dao, búa, cuốc, cày) của đồng bào đã trở thành hàng hóa được thị trường ưa chuộng đời sống của đồng bào ngày càng được cải thiện.

Đặc sắc tục “lấy nước mới” của đồng bào Tày, Nùng

Địa bàn cư trú của dân tộc Tày, Nùng tập trung ở vùng đồi núi thấp, ven chân núi, thung lũng, vùng địa hình gần sông, suối, thuận lợi cho canh tác nông, lâm nghiệp. Theo quan niệm của đồng bào, nước là khởi nguồn cho sự sống, cho vạn vật sinh sôi phát triển. Do đó, người dân thường lập bản, dựng nhà tại những nơi có dòng suối trong vắt, mát lạnh.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tiếp tục duy trì nét đẹp văn hoá truyền thống từ tục lấy nước mới của người dân nơi đây, hằng năm, vào những ngày đầu năm mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng thường tổ chức Nghi lễ lấy nước đầu nguồn Pác Bó tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Quảng Hà, huyện Hà Quảng.

Đặc sắc tục “lấy nước mới” của đồng bào Tày, Nùng

“Nghi lễ rước nước đầu nguồn trong Lễ hội về nguồn Pác Bó hằng năm không chỉ nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc các dân tộc Tày, Nùng mà còn giáo dục truyền thống cho các thế hệ hướng về cội nguồn. Đây còn là dịp để nhân dân và du khách tưởng nhớ tới công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước” - ông Nông Thái Học nhấn mạnh.

Tục lấy nước mới đầu năm không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện nét sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc truyền thống độc đáo của dân tộc Tày, Nùng.
Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Tày

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

Hòa trong không khí sôi nổi của Ngày Sách và Văn hóa đọc, người dân Thủ đô, đặc biệt là giới trẻ đã tham gia các hoạt động ý nghĩa như đọc sách, giao lưu.
120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

120 kiều bào Việt Nam sẽ tham gia khối diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhà thơ Hữu Thỉnh:

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ hành trình sáng tác trường ca “Giao hưởng Điện Biên” – khúc tráng ca thiêng liêng nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu về những người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả.
Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam có thể khơi dậy ý thức trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/5 tại TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến sẽ có hơn 1.200 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Đền Quan Đệ Tứ, huyện Vĩnh Bảo,TP. Hải Phòng nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương.
Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Tối 13/4, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đô và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đình Bảng.
Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Sáng 13/4, huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã long trọng tổ chức Lễ hội Đình Thi và đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Sáng 13/4, hàng trăm người dân và du khách háo hức tham dự lễ hội Té nước Bun Huột Nặm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Lào ở bản Na Sang.
Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025, lễ hội này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2024.
Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình ban hành quyết định số về việc tổ chức các hoạt động chuyển đổi số báo chí năm 2025.
Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân ghi danh di sản thế giới

Bộ sưu tập của Nhạc sĩ Hoàng Vân được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới, góp phần khẳng định vị thế di sản văn hóa Việt Nam trên bản đồ khu vực, thế giới.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Đề nghị giữ nguyên tên gọi khu du lịch quốc gia sau sáp nhập

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị giữ nguyên giá trị các di sản văn hoá, tên gọi khu du lịch quốc gia đã được công nhận sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Việt Nam đăng cai giải bóng chuyền nữ Quốc tế 2025

Giải bóng chuyền AVC Challenge Cup 2025 tổ chức tại Nhà Thi đấu Đông Anh (Hà Nội) nơi vừa đăng cai thành công giai đoạn 1 giải bóng chuyền vô địch Quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Giỗ Tổ Hùng Vương: Tự hào cội nguồn, vững bước tương lai

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngọn lửa thiêng liêng, luôn cháy sáng trong mỗi người Việt, giúp chúng ta nhớ rằng dù đi xa đến đâu, cũng không thể quên được cội nguồn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm lãnh đạo các cục, vụ

Chiều 4/4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ về công tác cán bộ.
Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Quảng bá du lịch Việt Nam qua truyền thông Trung Quốc

Lãnh đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị quảng bá du lịch Việt Nam qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội tại Trung Quốc.
Triển lãm ảnh

Triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ' gây ấn tượng

Ngày 1/4, TP. Cần Thơ đã khai mạc trưng bày chuyên đề và triển lãm ảnh 'Văn học, nghệ thuật Cần Thơ chặng đường 50 năm' tại bảo tàng thành phố.
Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Nam Định chính thức mở lễ hội Phủ Dầy lớn thứ 5 cả nước

Tối 31/3, Lễ hội Phủ Dầy - một trong 5 lễ hội truyền thống lớn của cả nước đã chính thức khai mạc
Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Phú Thọ: Kể câu chuyện ‘Văn hóa Hùng Vương’ qua hơn 300 hiện vật

Ngày 31/3, câu chuyện "Văn hóa Hùng Vương" qua hơn 300 hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ thu hút đông đảo người dân và du khách.
Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu

Phú Thọ: Công chiếu thử phim tài liệu 'Thời đại Hùng Vương'

Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã cho công chiếu thử bộ phim tài liệu ‘Thời đại Hùng Vương’ thu hút nhiều khán giả tới thưởng thức.
Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Phú Thọ: Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Tối 29/3, tỉnh Phú Thọ đã khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 trong âm vang sôi động và tự hào.
Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ có cống hiến lớn về cả sáng tác và nghiên cứu, để lại gia tài âm nhạc đồ sộ cho công chúng và nghệ thuật nước nhà.
Mobile VerionPhiên bản di động