Thứ bảy 28/12/2024 09:31

Thanh Hóa có 2 lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số nằm trong kế hoạch bảo tồn

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số năm 2022, tỉnh Thanh Hóa có 2 lễ hội trong số 5 lễ hội.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2072/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số năm 2022. Trong số 5 lễ hội tiêu biểu lần này, tỉnh Thanh Hóa có 2 lễ hội gồm: Lễ hội Mường Lập của dân tộc Mường tại huyện Ngọc Lặc, Lễ hội Mường Đòn tại huyện Thạch Thành.

Một trong những lễ hội truyền thống tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Ngoài ra, 3 lễ hội cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào kế hoạch bảo tồn lần này gồm: Tết cơm mới của dân tộc Giáy tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Tết cơm mới của dân tộc Mường tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Công tác bảo tồn, phục dựng các lễ hội sẽ được tiến hành khảo sát, điều tra thực tế, nghiên cứu, sưu tầm, thu thập thông tin, tư liệu về lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số tại các địa phương; tổ chức truyền dạy phương pháp, kỹ năng thực hành các lễ hội truyền thống và hỗ trợ nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ hoạt động truyền dạy, bảo tồn, tổ chức trình diễn, tái hiện các lễ hội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh Thanh Hóa, Hà Giang, Lào Cai và Phú Thọ; các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số, hướng tới phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con các dân tộc thiểu số. Đồng thời, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số