Thứ ba 29/04/2025 23:09

Sơn La: Đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn

Với mục tiêu đẩy mạnh công tác sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nhãn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng đủ điều kiện tiêu thụ và xuất khẩu; phấn đấu tiêu thụ hết 75.000 tấn nhãn trong niên vụ 2020. Ngày 25/7, tại huyện Sông Mã, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị “Xúc tiến đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La năm 2020”. 

Chú trọng thị trường nội địa và xuất khẩu

Từ một loại cây ăn quả trồng tự phát, phục vụ chủ yếu nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, những năm gần đây, cây nhãn đã được tỉnh Sơn La đã chú trọng quy hoạch phát triển thành cây trồng trọng điểm, đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất giúp nâng cao năng suất, bảo đảm sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu.

Hiện nay, Sơn La được đánh giá là địa phương có diện tích trồng nhãn lớn nhất miền Bắc. Tính đến năm 2020, tỉnh Sơn La phát triển được 19.428 ha cây nhãn (chiếm gần 30% tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh), sản lượng thu hoạch ước đạt 75.000 tấn. Diện tích trồng nhãn đã được tỉnh quy hoạch hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung tại các huyện Sông Mã, Mường La, Mai Sơn và Yên Châu. Nhãn Sơn La đã có mặt tại hầu hết các hệ chống phân phối lớn trong nước như Big C, Coopmar BigC, Co.opmart, Hapro, Aeon,… cũng như xuất số lượng lớn sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Úc...

Năm 2020, tổng diện tích nhãn của tỉnh được cấp mã số vùng trồng là 92 mã số, với diện tích 2.415,03 ha; trong đó mã số được cấp vùng trồng xuất khẩu sang các nước (Mỹ, Úc) là 34 mã với diện tích 207,6 ha; mã số vùng trồng được cấp để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 58 mã với diện tích là 2.207,43 ha. Tổng sản lượng ước đạt 22.942 tấn.

Lễ cắt băng khởi hành lô Nhãn Sơn La tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu năm 2020

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Niên vụ nhãn 2020, tỉnh Sơn La dự kiến tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 75.000 tấn, Hiện nay, tỉnh Sơn La chú trọng cả thị trường nội địa và xuất khẩu, đồng thời luôn quan tâm tìm kiếm các thị trường mới, tiềm năng, có hiệu quả kinh tế cao. Dự kiến năm nay, sản lượng nhãn Sơn La tiêu thụ tại thị trường trong nước là 41.500 tấn (chiếm 55,4%); chế biến khoảng 25.000 tấn (chiếm 33,3%); đặc biệt, niên vụ này tổng sản lượng sản phẩm nhãn Sơn La tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 8.500 tấn (chiếm 11,3%).

Để thực hiện thành công kế hoạch trên, được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ; thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La Hội nghị Xúc tiến đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La năm 2020.

“Đây là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La; khẳng định quá trình sản xuất, chất lượng nhãn Sơn La đã đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định của các thị trường khó tính” ông Lò Minh Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cũng cho rằng với sự kiện này, sản phẩm nhãn, các loại quả và nông sản Sơn La sẽ có cơ hội tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bộ Công Thương đồng hành với Sơn La trong các hoạt động XTTM

Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, Ông Vũ Bá Phú – Cục Trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: Những năm qua, cùng với nâng cao chất lượng, hoạt động xúc tiến tiêu thụ quả nhãn cũng được các cấp, các ngành tỉnh Sơn La tổ chức triển khai bài bản thông qua nhiều hoạt động phong phú như: Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, kết nối nhà sản xuất, hợp tác xã trồng nhãn với các kênh tiêu thụ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của cây nhãn, nâng cao giá trị thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trong thời gian tới cần được nghiên cứu, có kế hoạch thực hiện gắn với chuỗi giá trị từ phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu đến phát triển thị trường.

Theo ông Phú, tỉnh Sơn La cần tăng cường đầu tư hơn nữa, nghiên cứu hoàn thiện quy trình và quản lý sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nhãn đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng đủ điều kiện tiêu thụ và xuất khẩu.

Ông Vũ Bá Phú – Cục Trưởng Cục XTTM phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nhãn nói riêng và nông sản Sơn La nói chung, các doanh nghiệp, hợp tác xã Sơn La nên đầu tư thêm cho việc nghiên cứu thiết kế bao bì, bao gói nông sản, cách thức đóng gói sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng, đặc tính người tiêu dùng, đặc điểm của từng kênh phân phối nhằm thu hút các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng trực tiếp.

“Ở góc độ này, Cục XTTM có thể hỗ trợ trong công tác đào tạo nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm, giới thiệu các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp trong phát triển thiết kế với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình cấp quốc gia về XTTM”, ông Phú nói.

Ngoài ra, Sơn La cũng cần hoàn thiện chiến lược tuyên truyền quảng bá phát triển thương hiệu cho nông sản nói chung và sản phẩm từ nhãn nói riêng một cách bài bản và có tính lâu dài. “Chúng ta làm tốt công tác kết nối đối tác, phân phối sản phẩm, tuy nhiên công các xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu sản phẩm gắn với hình ảnh, thương hiệu địa phương cũng rất quan trọng và cần được chú trọng để nâng cao giá trị bền vững cho sản phẩm của địa phương”, lãnh đạo Cục XTTM nhấn mạnh.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp hiện nay, hoạt động xuất khẩu vẫn chịu tác động nặng nề, hoạt động xúc tiến xuất khẩu truyền thống không triển khai được, ngoài hoạt động XTTM trong nước phát triển thị trường nội địa, lãnh đạo Cục XTTM khuyến nghị Sơn La cần ưu tiên nguồn lực XTTM cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở khâu phát triển sản phẩm, nghiên cứu chiến lược truyền thông cho sản phẩm, đầu tư phát triển mẫu mã bao bì sản phẩm đảm bảo phù hợp với yêu cầu từng thị trường, chuẩn bị các bước cần thiết để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thành công khi dịch Covid-19 được kiểm soát, đồng thời phát triển xuất khẩu bền vững, mang lại giá trị xuất khẩu cao.

“Cục XTTM cũng như các đơn vị thuộc Bộ Công Thương sẵn sàng đồng hành với Sơn La trong các hoạt động Xúc tiến thương mại, không chỉ là hoạt động XTTM hướng tới phát triển thị trường mà còn các hoạt động XTTM khác”, ông Phú khẳng định.

Các đại biểu thăm quan gian hàng nông sản Sơn La

Trong khuôn khổ hội nghị các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong và ngoài tỉnh Sơn La đã có dịp khảo sát vùng nguyên liệu nhãn, gặp gỡ, trao đổi và thảo luận về nhu cầu liên kết hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm nhãn, cũng như đề xuất, kiến nghị với các các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải.

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La còn tổ chức Lễ cắt băng khởi hành lô Nhãn Sơn La tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu và trưng bày, giới thiệu 25 gian hàng sản phẩm nông sản (chủ yếu là nhãn quả tươi và các sản phẩm chế biến từ nhãn).

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới