Chủ nhật 22/12/2024 01:53

Sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng cư trú lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên, trong quá trình hình thành và phát triển đồng bào vẫn lưu giữ được kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú

Dân tộc Xơ Đăngchủ yếu làm rẫy và trồng một số loại cây lương thực khác cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, hái lượm, đánh bắt cá… Ngoài ra đồng bào Xơ Đăng còn có nghề đan lát, dệt, nghề rèn rất phát triển. Người Xơ Đăng sống gần gũi với thiên nhiên nên trong đời sống tâm linh đồng bào thờ nhiều vị thần liên quan đến sản xuất và sinh hoạt.

Sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc Xơ Đăng
Đồng bào Xơ Đăng sống gần gũi với thiên nhiên

Nghệ nhân Ưu tú Y Sinh dân tộc Xơ Đăng, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum cho biết: Giống như nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên, đời sống tinh thần dân tộc Xơ Đăng gắn bó với các lễ hội, chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc. Vào những dịp lễ hội, Tết, đồng bào Xơ Đăng thường diễn xướng cồng chiêng và kể những câu chuyện sử thi về dân tộc mình cũng như về cội nguồn của vùng đất Tây Nguyên. Sống ở vùng rừng núi nên rất nhiều loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc Xơ Đăng được làm từ các ống tre, nứa như đàn gong, đàn t’rưng, sáo, klong put… Người Xơ Đăng có một số lễ hội dân gian liên quan đến đời sống nông nghiệp, nổi bật là lễ ăn mừng lúa mới, lễ cầu mùa để tạ ơn thần lúa cho mùa màng bội thu, lễ cúng máng nước...

Đời sống tâm linh đồng bào thờ nhiều vị thần liên quan đến sản xuất và sinh hoạt
Nghi lễ cúng máng nước của đồng bào Xơ Đăng
Nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Xơ Đăng được làm từ tre, nứa

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn duy trì chế độ gia đình nhiều thế hệ ở trong một ngôi nhà sàn dài. Đặc biệt tên của người Xơ Đăng không có họ kèm đi theo, nhưng có từ chỉ định giới tính: Nam có chữ đầu là A hay U, còn nữ là Y. Trai gái lớn lên, được tự do tìm hiểu, yêu nhau. Lễ cưới hỏi của đồng bào Xơ Đăng khá đơn giản và khi cưới, vợ chồng có thể ở bên nhà trai hoặc nhà gái.

Đồng bào Xơ Đăng phát triển nghề đan lát
Trang phục phụ nữ Xơ Đăng với nhiều họa tiết hoa văn độc đáo

Cư trú lâu đời vùng đất Tây Nguyên nên trang phục của đồng bào dân tộc Xơ Đăng khá giống với trang phục với các dân tộc sinh sống ở đây. Điểm khác là trang phục của dân tộc Xơ Đăng có nhiều họa tiết, hoa văn trên trang phục. Trong các lễ hội, trang phục của người đàn ông quấn thêm một tấm vải quấn chéo trên ngực, nhìn như một chiến binh đang ra trận. Còn những người phụ nữ mặc váy áo sát nách, khi múa thì người đàn ông nhìn mạnh mẽ, phụ nữ thì uyển chuyển, mềm mại.

Hát múa mừng lễ hội của các thiếu nữ Xơ Đăng

Với đồng bào dân tộc Xơ Đăng nhà rông thực sự là công trình kiến trúc, một sản phẩm văn hóa, là trụ sở và câu lạc bộ trong làng của đồng bào. Đây là địa điểm tổ chức các lễ hội văn hóa tâm linh cộng đồng và là cầu nối để các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. Mọi việc trong buôn làng Xơ Đăng đều do già làng, người uy tín điều hành các hoạt động trong buôn làng và là đại diện cho tiếng nói của dân làng.

Mỗi lần buôn làng có việc, những người dân trong làng Xơ Đăng đều quây quần trong ngồi nhà rông để bàn bạc, lắng nghe ý kiến già làng, rồi cùng chia sẻ công việc. Giá trị văn hóa của dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn được đồng bào gìn giữ và phát huy, góp phần đa dạng và phong phú hơn bản sắc văn hóa các dân tộc đang sinh sống và làm việc trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Xơ Đăng

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu