Thứ sáu 22/11/2024 06:46

Quảng Ninh: Đưa thương mại điện tử về vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thương mại điện tử đã và đang góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tại Quảng Ninh.

Quảng Ninh hiện có 56 xã, thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số với 162.531 người, cư trú rải rác ở trên 85% diện tích của tỉnh. Cản trở lớn nhất cho sự phát triển kinh tế của bà con dân tộc thiểu số là giao thông kết nối tại các thôn, bản chưa được đầu tư đồng bộ, để khắc phục được khó khăn này, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung áp dụng công nghệ 4.0, mở rộng đưa các sản phẩm nông sản của bà con lên giao dịch tại các sàn thương mại điện tử. Bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.

Hiện tỉnh Quảng Ninh có 499 sản phẩm OCOP của 189 cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo có 116 sản phẩm tham gia chu trình của 60 cơ sở, với 39 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm đạt 4 sao. Tuy nhiên, đa số các nông sản chủ yếu là sản phẩm mùa vụ nên thời gian thu hoạch và sử dụng ngắn, việc bảo quản khó khăn; công tác đóng gói, bảo quản, vận chuyển để bảo đảm độ tươi, ngon khi đến tay người tiêu dùng cũng là một thách thức lớn.

Thông qua các chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại nhiều sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Ninh đã đến được tay người tiêu dùng

Để tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm trên, ngành Công Thương Quảng Ninh đã tích cực tổ chức nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn cho các hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tại vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch đã tham gia, được chia sẻ về cách thức bán hàng và quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.

Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử được cho là bước chuyển căn bản, thay đổi phương thức tiêu thụ nông sản của người nông dân, đặc biệt là tại các vùng dân tộc, miền núi trong xu thế công nghệ số ngày càng phát triển như hiện nay. Lợi thế của thương mại điện tử với tốc độ nhanh, phạm vi toàn cầu, có thể kết nối trực tiếp từ người bán tới người tiêu dùng, là yếu tố quan trọng để các nhóm hàng, sản phẩm, đối tượng bán hàng được mở rộng hơn và với chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống.

Nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn về thương mại điện tử được ngành Công Thương Quảng Ninh tổ chức cho các hợp tác xã, doanh nghiệp OCOP

Theo đại diện sàn thương mại điện tử Tiki: “Đồng bào dân tộc thiểu số đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch, việc trang bị kỹ năng cần thiết giúp họ chuyển đổi số hiệu quả thông qua thương mại điện tử sẽ giúp giảm thiểu tác động của việc gián đoạn chuỗi cung ứng, từ đó tăng thu nhập, nâng cao đời sống của họ”.

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Bưu điện tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ thông tin đưa các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên sàn thương mại điện từ http://postmart.vn. Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương cung cấp thông tin các sản phẩm nông lâm thủy sản cần hỗ trợ, cung cấp các thông tin doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản, xây dựng phần mềm nội bộ “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tại địa chỉ website: https:qn.check.net.vn.

Bên cạnh đó, nhiều giải pháp cũng được ngành Công Thương và các đơn vị liên quan thực hiện như: Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP; đa dạng hóa các phương thức truyền thông, quảng bá để mở rộng đối tượng khách hàng tham gia các hoạt động giao thương; đồng thời, phát triển chuỗi cửa hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm chủ lực của địa phương trên các kênh thương mại điện tử và điểm du lịch trên địa bàn...

Đặc biệt, vấn đề mang tính nền tảng là phối hợp triển khai đồng bộ công nghệ số trong nông nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, vùng núi hải đảo… đồng thời nâng cao nhận thức cũng như năng lực ứng dụng kỹ thuật, công nghệ số cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh… Hiện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh tham mưu quản lý 19 nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo năm 2022.

Hình thức bán hàng truyền thống đang dần được thay thế bằng bán hàng trực tuyến

Được biết, mục tiêu cơ bản Quảng Ninh đặt ra là đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt ít nhất 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10% và có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc