Thứ năm 24/04/2025 08:46

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.

Chú trong đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại

/chu-de/tinh-bac-kan.topic là tỉnh miền núi, nằm lọt giữa các tỉnh khác, không có đường hàng không, đường thủy, đường sắt nên việc giao thương của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bắc Kạn đã rất quan tâm, triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Nhờ đó, Bắc Kạn không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản của bà con, mà thông qua các hội nghị, hội thảo, chương trình đã hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hoan (dân tộc Tày) - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan, huyện Na Rì - chia sẻ, với sự quan tâm, định hướng và hướng dẫn của các cấp, ngành đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp của địa phương tham gia nhiều hội chợ và các hoạt động kết nối cung - cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Đó là dịp để hợp tác xã, doanh nghiệp quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mở rộng kênh phân phối hàng hóa, nhờ đó có thêm nhiều đối tác, khách hàng mới, sản phẩm được biết đến nhiều hơn.

Theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, sản xuất hiệu quả cao, xây dựng và phát triển được các thương hiệu nông sản hàng hóa tại thị trường trong nước và quốc tế. Điển hình như: Miến dong, gạo Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, gạo Bao Thai, tinh bột nghệ, Nano Curcumin nghệ, bí xanh thơm, mơ chế biến..., cùng với nhiều sản phẩm nông sản thế mạnh khác đã được đưa vào các hệ thống bán lẻ lớn.

Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của Bắc Kạn từng bước phát triển. Ảnh: Bích Ngọc

Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của Bắc Kạn từng bước phát triển và được củng cố. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tổng số 64 chợ. Trong đó có 1 chợ hạng 1, 4 chợ hạng 2 và 59 chợ hạng 3; đặc biệt, địa phương đã hình thành một số chợ chuyên doanh nông, lâm sản và gia súc, gia cầm.

Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây mới 3 chợ, nâng cấp cải tạo 16 chợ với tổng vốn đầu tư 37,91 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn tư nhân. Các chợ được đầu tư xây dựng trên địa bàn đã phát huy hiệu quả tốt trong việc thu hút, tập trung lực lượng hàng hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh trong và ngoài địa bàn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân.

Từ năm 2021 đến nay, Sở Công Thương Bắc Kạn đã hỗ trợ xây dựng 6 điểm trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm hàng hóa lồng ghép với điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 18 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông sản địa phương tại hầu hết các huyện, thành phố.

Tỉnh Bắc Kạn có 18 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông sản địa phương. Ảnh: Bích Ngọc

Tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hoá cũng được tỉnh Bắc Kạn được quan tâm thực hiện. Từ năm 2022 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã hỗ trợ 24 sản phẩm cho 24 hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

Cùng đó, Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn đã đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chính sách, quy định về quản lý và phát triển thương mại điện tử; tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử; các lớp đào tạo cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn, có uy tín trong nước, nước ngoài… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Năm 2023, ngành Công Thương đã lựa chọn 8 thương nhân sản xuất, kinh doanh tham gia sàn thương mại điện tử trong nước: https://www.shopee.vn/, https://backanmarket.vn/; triển khai hoàn thành Đề án “Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thương nhân sản xuất kinh doanh và các thương nhân xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín” với tổng kinh phí 100 triệu đồng; đã hỗ trợ Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà và Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Na Rì được tư vấn mở gian hàng và chăm sóc gian hàng trên sàn thương mại điện tử: https://www.shopee.vn, https://www.sendo.vn, https://lazada.vn, https://backanmarket.vn, Sanviet.

Năm 2024, Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ 8 doanh nghiệp, hợp tác xã đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử uy tín. Các thương nhân sản xuất kinh doanh và các thương nhân xuất khẩu sẽ được hỗ trợ đăng ký thương hiệu của đơn vị lên các sàn thương mại điện tử uy tín trong nước với mục tiêu quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đến người dùng trong nước.

Hoạt động livetream bán hàng hàng của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Bích Ngọc

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được ngành Công Thương Bắc Kạn triển khai thực hiện thông qua các lớp đào tạo: Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, kiến thức an toàn thực phẩm, văn minh thương mại cho các đối tượng là những người làm công tác quản lý thương mại tại các địa phương, người quản lý chợ, thương nhân, lao động của ngành thương mại; tập huấn nâng cao kiến thức quản lý chợ; tập huấn đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản; tập huấn giới thiệu về chương trình chuyển đổi số; tập huấn hội nhập kinh tế quốc tế; tập huấn ngắn hạn về kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet cho doanh nghiệp, hợp tác xã vùng Đông Bắc; tập huấn “Áp dụng truy xuất nguồn gốc hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”; tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường…

Ngành Công Thương cũng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin dự báo xu hướng thị trường nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời ứng phó với những đột biến bất lợi của thị trường. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin, năng lực nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường các nhóm hàng, mặt hàng trong nước và tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức thường xuyên, kịp thời cho thương nhân, người sản xuất, người tiêu dùng.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh để tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để xem xét quyết định việc thực hiện chương trình bình ổn giá thị trường trên địa bàn tỉnh khi có biến động bất thường xảy ra theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo diễn biến giá cả thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, đặc biệt là hàng hóa giả chứng nhận nhãn xanh ngay từ tuyến biên giới đường bộ và đường biển; tăng, kiểm tra, giám sát, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; kiện toàn tổ chức, cơ chế phối hợp hoạt động của lực lượng quản lý thị trường.

Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây mới 3 chợ, nâng cấp cải tạo 16 chợ với tổng vốn đầu tư 37,91 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và nguồn vốn tư nhân.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: Hạ tầng thương mại

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố