Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Tiếp tục gỡ nút thắt cho logistics thương mại điện tử Cuộc đua đầu tư logistics cho thương mại điện tử tiếp tục nóng Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu, dịch vụ logistics không còn đơn giản là một yếu tố hỗ trợ mà đã trở thành yếu tố quyết định thành công của các nền tảng TMĐT. Các "đại gia" như Amazon, Alibaba, JD.com và Walmart đang không ngừng thay đổi cách thức vận hành chuỗi cung ứng, tạo ra những chuẩn mực mới trong logistics TMĐT mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi để nâng cao hiệu quả vận hành và trải nghiệm khách hàng.

Tổng quan xu hướng logistics trong thương mại điện tử toàn cầu

Amazon - “Tự chủ tuyệt đối” và cuộc cách mạng logistics toàn cầu: Amazon không chỉ là nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu mà còn là người tiên phong trong cuộc cách mạng logistics. Công ty này xây dựng một hệ thống logistics hoàn chỉnh từ kho bãi, đội ngũ vận chuyển đến các phương tiện giao hàng. Triết lý của Amazon là "Ai kiểm soát được logistics, người đó kiểm soát được trải nghiệm khách hàng" và chiến lược này đã giúp Amazon duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường.

dịch vụ Amazon Prime, cung cấp giao hàng miễn phí trong vòng 2 ngày, thậm chí trong ngày hoặc vài giờ tại một số khu vực. Ảnh minh họa
Dịch vụ Amazon Prime, cung cấp giao hàng miễn phí trong vòng 2 ngày, thậm chí trong ngày hoặc vài giờ tại một số khu vực. Ảnh minh họa

Amazon phát triển một hệ thống logistics vô cùng mạnh mẽ với các Fulfillment Centers (FCs) trên toàn cầu, nơi xử lý hàng triệu đơn hàng mỗi ngày với sự trợ giúp của công nghệ robot tự động. Amazon Prime chính là chìa khóa giữ chân khách hàng trung thành, khi cam kết giao hàng siêu tốc đã trở thành một phần của giá trị dịch vụ. Amazon không ngừng cải tiến với các công nghệ tiên tiến như drone giao hàng MK30, xe tự lái Zoox và hệ thống AI giúp dự báo nhu cầu, tối ưu hóa lượng tồn kho và giảm chi phí vận chuyển.

Chiến lược “Insourcing” logistics của Amazon đã giảm dần sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài như UPS và FedEx.

Alibaba – “Nền tảng kết nối” và chiến lược mạng lưới mở Cainiao: Khác với Amazon, Alibaba không sở hữu phần lớn cơ sở hạ tầng logistics mà thay vào đó, họ xây dựng Cainiao Smart Logistics Network, một mạng lưới kết nối hơn 3.000 đối tác logistics trên toàn cầu.

Cainiao tích hợp dữ liệu từ nhiều bên để dự báo nhu cầu, tối ưu hóa tồn kho và phân phối. Mục tiêu của Cainiao là giao hàng xuyên biên giới trong 72 giờ, một mục tiêu mà ngành logistics truyền thống khó có thể đáp ứng.

Cainiao không chỉ tập trung vào các kho bãi vật lý mà chủ yếu đầu tư vào công nghệ số và hệ thống theo dõi nhiệt độ cho hàng hóa đặc biệt như thực phẩm tươi sống. Đây là bước đi chiến lược giúp Alibaba tối ưu hóa logistics thông qua dữ liệu và công nghệ, thay vì xây dựng hạ tầng vật lý quá tải.

JD.com – Mô hình tích hợp hoàn toàn và tiên phong robot hóa: JD.com giống như Amazon khi lựa chọn mô hình tự vận hành hoàn toàn logistics, từ kho bãi đến phương tiện vận chuyển. Công ty sở hữu một mạng lưới kho bãi rộng lớn, giúp đảm bảo tốc độ giao hàng trong vòng 1 ngày tại các đô thị lớn và hơn 90% đơn hàng tại Trung Quốc được giao trong ngày. JD.com còn phát triển drone giao hàng và robot giao hàng giúp giảm chi phí trong khâu cuối cùng.

JD.com là một trong những công ty đầu tiên xây dựng kho tự động với công nghệ tiên tiến nhất tại Thượng Hải, nơi chỉ cần 4 nhân viên để vận hành và xử lý hơn 20.000 đơn hàng mỗi ngày. Hệ thống này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà còn cải thiện tốc độ và độ chính xác trong việc xử lý đơn hàng.

Vào năm 2021, JD.com tách riêng JD Logistics và niêm yết công ty này trên thị trường chứng khoán. Đây là bước đi quan trọng, biến JD Logistics thành một công ty độc lập phục vụ không chỉ JD.com mà còn các khách hàng bên ngoài, từ đó tạo thêm nguồn doanh thu mới cho công ty.

Walmart – Kết hợp giữa thương mại truyền thống và logistics công nghệ: Walmart kết hợp giữa mô hình bán lẻ truyền thống và hiện đại với chiến lược "Bricks + Clicks". Công ty tận dụng hệ thống siêu thị rộng lớn của mình để thực hiện giao hàng từ cửa hàng (ship-from-store), giúp giảm thiểu chi phí và rút ngắn thời gian giao hàng cho khách hàng.

Walmart đang đầu tư mạnh vào công nghệ AI để dự báo nhu cầu tại các khu vực khác nhau, từ đó tối ưu hóa quá trình nhập hàng và phân phối. Công ty cũng sử dụng blockchain để tăng tính minh bạch và đảm bảo chất lượng trong chuỗi cung ứng, đặc biệt với các mặt hàng dễ hỏng như thực phẩm tươi sống và dược phẩm.

Walmart đã phát triển Walmart GoLocal, cho phép các bên thứ ba sử dụng hệ thống vận chuyển của Walmart để giao hàng. Ảnh minh họa
Walmart đã phát triển Walmart GoLocal, cho phép các bên thứ ba sử dụng hệ thống vận chuyển của Walmart để giao hàng. Ảnh minh họa

Walmart đã phát triển Walmart GoLocal, cho phép các bên thứ ba sử dụng hệ thống vận chuyển của Walmart để giao hàng. Điều này không chỉ giúp Walmart tạo thêm doanh thu mà còn biến logistics thành một trung tâm doanh thu thay vì chỉ là trung tâm chi phí.

Thách thức của doanh nghiệp TMĐT Việt Nam

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng logistics còn hạn chế: Mặc dù Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đối với việc vận hành logistics trong TMĐT. Hệ thống kho bãi, đặc biệt là kho bãi phân phối vẫn chưa đủ lớn và chưa được tự động hóa cao, ảnh hưởng đến khả năng xử lý đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai, phụ thuộc vào các đối tác bên thứ ba: Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam như Shopee, Tiki vẫn phải phụ thuộc vào các dịch vụ vận chuyển bên thứ ba gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng. Hệ quả là, trong những thời điểm cao điểm (như mùa lễ hội, khuyến mại), các đối tác bên thứ ba có thể không đáp ứng được yêu cầu về giao hàng nhanh chóng, gây ra tình trạng trễ hàng và làm giảm trải nghiệm khách hàng.

Shopee đã hợp tác với nhiều đối tác logistics bên thứ ba như Giao Hàng Nhanh (GHTK), Ninja Van và BEST Express để mở rộng mạng lưới vận chuyển. Ảnh minh họa
Shopee đã hợp tác với nhiều đối tác logistics bên thứ ba như Giao Hàng Nhanh (GHTK), Ninja Van và BEST Express để mở rộng mạng lưới vận chuyển. Ảnh minh họa

Đối với các startup TMĐT hay các sàn vừa và nhỏ, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn khi không đủ tiềm lực để phát triển một hệ thống logistics mạnh mẽ và phải dựa hoàn toàn vào các dịch vụ logistics bên ngoài.

Thứ ba, chi phí logistics cao: Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16-17% GDP, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân thế giới là 10 - 12%. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là chi phí vận chuyển cuối cùng ("last mile") vẫn còn rất cao, đặc biệt là đối với các khu vực ngoài thành phố lớn.

Thứ tư, khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới: Dù có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI, Big Data và IoT trong logistics toàn cầu, nhưng tại Việt Nam, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào logistics TMĐT vẫn còn khá chậm. Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ để theo dõi và phân tích dữ liệu vận hành logistics, dẫn đến việc không thể tối ưu hóa đầy đủ quy trình vận hành và phân phối.

Thứ năm, thách thức trong quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý chuỗi cung ứng trong môi trường TMĐT Việt Nam đang gặp phải một số vấn đề như thiếu sự liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng, chất lượng dịch vụ không đồng đều và khó khăn trong việc dự báo nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, trong các dịp khuyến mại lớn, các doanh nghiệp TMĐT phải đối mặt với lượng đơn hàng tăng đột biến. Nếu không có một hệ thống logistics ổn định và khả năng dự báo chính xác, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo giao hàng đúng hạn và tránh tình trạng quá tải.

Bài học mở cho doanh nghiệp TMĐT Việt Nam

Thứ nhất, đầu tư vào hạ tầng logistics mạnh mẽ: Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam có thể học hỏi để đầu tư vào kho bãi tự động, giảm sự phụ thuộc vào đối tác logistics bên ngoài và cải thiện quy trình xử lý đơn hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc giảm chi phí và tăng hiệu quả trong những dịp cao điểm như khuyến mãi.

Thứ hai, xây dựng hệ sinh thái logistics linh hoạt: Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam có thể xây dựng mô hình nền tảng logistics mở, kết nối với nhiều đối tác để tối ưu hóa chuỗi cung ứng mà không cần đầu tư quá nhiều vào kho bãi vật lý, đặc biệt khi hạ tầng logistics trong nước còn nhiều hạn chế. Việc tận dụng công nghệ như IoT và RFID cũng sẽ giúp theo dõi và quản lý hàng hóa hiệu quả hơn.

Thứ ba, tăng cường công nghệ và tự động hóa: Các công ty TMĐT Việt Nam nên đầu tư vào công nghệ số hóa logistics, đặc biệt là AI và blockchain để tăng cường khả năng dự báo nhu cầu, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng dịch vụ. Việc tự động hóa trong kho bãi và giao hàng sẽ giúp giảm chi phí và thời gian xử lý.

Thứ tư, tạo sự linh hoạt trong vận chuyển và giao hàng: Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam có thể áp dụng mô hình giao hàng linh hoạt như Amazon Flex, hoặc tận dụng mạng lưới cửa hàng của mình (cho những doanh nghiệp có cửa hàng bán lẻ) để giao hàng từ cửa hàng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian giao hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Thứ năm, quản lý và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong các dịp cao điểm: Trong các dịp khuyến mãi lớn như 11.11, Black Friday hoặc Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam cần dự báo chính xác nhu cầu và tăng cường năng lực logistics để tránh tình trạng quá tải, trễ giao hàng và giảm thiểu tình trạng gián đoạn dịch vụ.

Thứ sáu, xây dựng đội ngũ vận chuyển riêng: Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam có thể xây dựng đội ngũ vận chuyển riêng hoặc hợp tác với các dịch vụ vận chuyển linh hoạt như GHTK, Ninja Van để giảm bớt sự phụ thuộc vào các công ty vận chuyển bên ngoài và đảm bảo chất lượng dịch vụ

Thứ bảy, tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam cần tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm giao hàng, đặc biệt là giao hàng nhanh và dịch vụ khách hàng tốt, để giữ chân khách hàng trong một thị trường cạnh tranh.

Các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam cần học hỏi từ chiến lược logistics của các "đại gia" toàn cầu như Amazon, Alibaba, JD.com và Walmart để xây dựng một hệ thống logistics hiện đại, linh hoạt và tối ưu hóa chi phí. Bằng cách đầu tư vào công nghệ, tự động hóa và xây dựng hệ sinh thái logistics mở, các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh hiệu quả, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa chi phí trong bối cảnh thị trường TMĐT đang phát triển mạnh mẽ.
Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 23/4: Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng

Chỉ huy ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng; Nga phá tan đạn HIMARS Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga -Ukraine chiều 23/4.
Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hàng năm của Mexico được cho là đã giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 4/2025, theo kết quả khảo sát do Reuters thực hiện và công bố ngày 23/4.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt  vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4: Nga dội tên lửa ồ ạt vào Kherson, Ukraine rút khỏi Kursk

Sĩ quan NATO thiệt mạng; tên lửa Nga dội đòn ồ ạt vào Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/4.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4: Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn khỏi Oleshnya

Lính đánh thuê Ukraine bỏ trốn; Nga tấn công ồ ạt vào sở chỉ huy Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4: Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk

Quân Ukraine tháo chạy ở Kursk; Ukraine rơi vào thế nguy cấp,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/4.
FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index cần sự chung tay từ Trung ương đến địa phương

FTA Index là Bộ chỉ số mới và sáng tạo. Để triển khai và đưa FTA Index vào thực tiễn cần sự phối hợp giữa các tỉnh và giữa tỉnh với Trung ương, với bộ, ngành…
Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước Việt Nam - Campuchia vẫn còn nhiều dư địa phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 20 tỷ USD thương mại song phương.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 21/4: Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk

Sĩ quan Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga tấn công cơ sở của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/4.
Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi công nghệ và dữ liệu ngày càng đồng nhất, giá trị vô hình từ thương hiệu quốc gia mới là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod

Lính Ukraine đầu hàng ở Belgorod; 10.000 quân Ukraine tử nạn,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/4.
Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Cách thế giới sử dụng PPP để tối đa hóa FTA

Mô hình PPP trở thành một giải pháp chiến lược quan trọng giúp Nhà nước và doanh nghiệp phối hợp triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4:

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4: 'Giảng viên' NATO thiệt mạng ở Sumy

Giảng viên NATO thiệt mạng ở Sumy; lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng ở Kursk,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/4.
Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Kết quả khảo sát từ Bộ chỉ số FTA Index 2024 cho biết, hình thức phổ biến thông tin về FTA được doanh nghiệp tiếp cận nhiều nhất là báo chí, truyền hình...
Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Cà Mau: Từ chỉ số FTA Index đến tư duy hành động

Bộ chỉ FTA Index là dịp để Cà Mau nhìn lại một cách khách quan, toàn diện về quá trình chỉ đạo thực hiện các cam kết hội nhập trong FTA nhiều năm qua.
Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thống kê cho thấy, xuất khẩu trong tháng 3/2025 của Malaysia tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt kỳ vọng.
Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời doanh nghiệp Ấn Độ tham dự các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác tại thị trường Việt Nam.
FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

FTA: Cú hích tăng tốc cho Hàn Quốc, Nhật Bản - Việt Nam đã sẵn sàng?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc áp dụng các mô hình hỗ trợ SMEs từ các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ FTA.
Tên lửa Iskander được coi là vũ khí

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 18/4: Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine qua lời nhận xét của chuyên gia quân sự người Mỹ Will Shriver.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4: Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk

Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk; Nga dội bão tên lửa vào Sumy,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4: Lính Ukraine tháo lui ở Kursk

Lính Ukraine tháo lui ở Kursk; UAV Ukraine tập kích 'căn cứ lữ đoàn Iskander Nga',... là tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 18/4.
Mobile VerionPhiên bản di động