Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi

Các sản phẩm nông sản hữu cơ của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như cà phê, chè, mật ong… ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nông sản hữu cơ Quế Lâm: Thay đổi nhận thức của người dân về một nền nông nghiệp “sạch” Nông sản hữu cơ khẳng định vị thế Tìm kiếm cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam tại thị trường Đức

Tiềm năng lớn của nông sản hữu cơ

Theo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA), Việt Nam có tiềm năng lớn về các sản phẩm nông sản hữu cơ nhờ có tiềm năng lớn trong phát triển vùng nguyên liệu.

Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi
Việt Nam có tiềm năng lớn về sản phẩm hữu cơ của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ảnh: L’amant Café)

Bên cạnh thị trường nội địa, mới đây, VOAA đã mang nhiều sản phẩm hữu cơ của Việt Nam, trong đó có nhiều sản phẩm thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia các Hội chợ Biofach với các doanh nghiệp Đức và châu Âu (chương trình B2B) tại khu gian hàng Việt Nam.

Các sản phẩm nông sản hữu cơ của Việt Nam khá đa dạng, trong đó có sản phẩm trà của Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà; cà phê (FNB Việt Nam, Godere Việt Nam); gia vị, quế, hồi, tiêu (Tập đoàn Mạnh Cường, Tập đoàn Hanfimex, Visimex Sài Gòn); hạt điều (Long Sơn), cà phê muối pha liền của Hapii Coffee, các sản phẩm từ mật hoa dừa của Sokfarm, bát đĩa và hộp đựng đồ ăn dùng một lần bằng nguyên liệu sinh học của Buyo Bioplastics, dầu gội, sữa tắm hữu cơ của ONA Global…

Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi
Sản phẩm trà của Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà (Ảnh: Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà)

Đơn cử, Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển Bắc Hà hiện sản xuất và kinh doanh chè nguyên liệu với sản phẩm chủ lực là chè hữu cơ giống bản địa (chè Shan tuyết) với quy mô sản lượng 100 tấn/năm. Sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ; một phần nhỏ được tiêu thụ trong thị trường nội địa thông qua một đơn vị phân phối.

Vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến của công ty đặt ngay chính tại xã Bản Liền - một xã vùng núi cao phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, nơi sinh sống chủ yếu của bà con dân tộc thiểu số H’Mông, Dao, Tày, Nùng, giao thông đi lại còn khó khăn. Tuy nhiên, vùng đất này lại được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng thích hợp với cây chè. Chính vì vậy từ những ngày đầu thành lập công ty đã xác định phát triển vùng nguyên liệu liên kết gắn bó lâu dài với bà con dân tộc nơi đây. Hiện nay, công ty đã có hơn 470 ha diện tích vùng nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn quốc tế và khoảng 200 ha diện tích chè sinh thái khác với sự tham gia của hơn 500 hộ dân.

Hoặc cà phê của Công ty CP Dịch vụ FNB Việt Nam cũng là sản phẩm cà phê hữu cơ được trồng tại Lâm Đồng và Đắk Lắk với tổng diện tích: 110ha (Arabica: 50 ha; Robusta: 60 ha). Theo đó, tổng sản lượng mỗi năm của dòng cà phê hữu cơ là hạt cà phê Arabica hữu cơ: 90 tấn; Hạt cà phê Robusta hữu cơ: 120 tấn.

Các sản phẩm cà phê của FNB Việt Nam thấm đẫm những giá trị về văn hóa và truyền thống Việt Nam, hòa quyện kỹ thuật canh tác, sản xuất truyền thống phong phú và nghệ thuật thủ công của đồng bào dân tộc để được gọi là "Cà phê đặc sản". Mục tiêu dài hạn của FNB Việt Nam, ngoài việc mang đến các sản phẩm cà phê ngon nhất còn là mang đến công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực vùng nguyên liệu của công ty.

Rộng mở đầu ra cho nông sản hữu cơ miền núi
Vùng nguyên liệu tại Bình Liêu - Quảng Ninh của Tập đoàn Mạnh Cường (Ảnh: Tập đoàn Mạnh Cường)

Trong khi đó, Tập đoàn Mạnh Cường cũng được biết đến là doanh nghiệp sản xuất gia vị nổi tiếng với vùng nguyên liệu rộng đến 600 ha và 160 nông dân tại Quảng Ninh; 400 ha và 120 nông dân tại Yên Bái. Với việc chú trọng tối đa vào việc quản lý truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững, Tập đoàn Mạnh Cường cam kết đảm bảo năng lực sản xuất và cung ứng các loại tiêu đen/trắng, quế và hoa hồi với chất lượng cao nhất từ Việt Nam. Đồng thời tạo việc làm bền vững cho người nông dân ở vùng công ty đặt vùng nguyên liệu, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Đây là 3 doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ chất lượng cao thuộc Hiệp hội VOAA. Trong đó, nhiều sản phẩm đã đạt được các chứng nhận quốc tế như JAS Control Union Certificattions, Bio Trade, USDA Organic, For Life, GlobalGAP...

Theo bà Đặng Thị Bích Hường - Phó Chủ tịch VOAA, nông sản hữu cơ Việt Nam có lợi thế và được nhiều thị trường ưa chuộng vì có những sản phẩm đặc thù mà châu Âu không có, đặc biệt là các loại gia vị, như quế, hồi, tiêu… Nhờ sự đầu tư của các doanh nghiệp, các sản phẩm hữu cơ Việt Nam ngày càng trở nên phong phú hơn và đáp ứng yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.

Tuy nhiên, điểm yếu của sản phẩm hữu cơ Việt Nam là vẫn chủ yếu tiêu thụ nguyên liệu thô trong khi tỷ trọng sản phẩm tinh chế vẫn còn thấp. Đối với xuất khẩu, nông sản hữu cơ Việt Nam còn gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu. Tất cả những yêu cầu này làm tăng chi phí của các doanh nghiệp, tăng giá thành và giá bán.

Gia tăng cơ hội tiêu thụ

Xét trên kênh phân phối, hầu hết tất cả các chuỗi bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam đều có khu vực quầy kệ riêng cho sản phẩm nông sản hữu cơ. Thông tin từ Tập đoàn Central Retail Việt Nam, rau củ hữu cơ đắt hơn hàng thông thường 25 - 35% nhưng vẫn được ưa chuộng bởi nhiều người tiêu dùng. Những sản phẩm hữu cơ của khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhận được sự ưa chuộng đặc biệt vì có hương vị riêng. Nhiều khách phải đặt trước vì sản phẩm thường xuyên “cháy hàng” trên kệ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm rau hữu cơ cũng được phân phối thông qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiki. Cùng với đó là cửa hàng tiện ích tiêu thụ thực phẩm và rau hữu cơ như: Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển, Bác Tôm; siêu thị Unimart… Khảo sát thị trường cho thấy, trong khi các loại rau an toàn đều khó khăn về đầu ra thì rau hữu cơ tiêu thụ ổn định.

Thực tế tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của VOAA cho thấy, khi xúc tiến thương mại tại nước ngoài, các sản phẩm hữu cơ của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng, giúp mở thêm cơ hội cho nông sản hữu cơ Việt Nam tiêu thụ với giá bán cao.

Báo cáo Xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen cho thấy tại Việt Nam có 86% người tiêu dùng được hỏi đã trả lời rằng sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm organic (hữu cơ) cho bữa ăn hàng ngày vì giàu dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường nông sản
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.

Tin cùng chuyên mục

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu cà phê Bích Thao – hạt cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một trong những thương hiệu rạng danh thị trường thế giới.
Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông sản; đầu tư cải tạo và xây mới chợ… Đó là những giải pháp Cao Bằng triển khai nhằm tiêu thụ nông sản.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Tự hào là vùng đất cho ra loại cà phê ngon nhất thế giới, từ chỗ xuất thô, hiện nay, cà phê Tây Nguyên ngày càng được nâng tầm thương hiệu, khẳng định vị thế.
Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo được bà con khu vực miền núi Lai Châu trồng và quảng bá sản phẩm đang phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lên nông thôn mới, nhưng người dân xã Tabhing (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại có nhiều tâm tư, vướng mắc.
‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Những cây chè cổ thụ trên đỉnh non ngàn được ví như “vàng xanh” của bà con đồng bào dân tộc thiểu số nhờ những giá trị quý giá hiếm sản phẩm nào có được.
Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số trên các sàn thương mại điện tử đang được tỉnh Yên Bái tích cực triển khai.
Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá cho bà con mà còn là nơi kể lại câu chuyện văn hoá, phát triển du lịch.
Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Câu chuyện văn hoá vùng miền được kể lại trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp tăng giá trị các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Miến dong Cao Bằng khẳng định thương hiệu

Đầu tháng 1/2025, 4 tấn miến dong của Hợp tác xã Nông sản Tân Việt Á (tỉnh Cao Bằng) đã được xuất khẩu sang Mỹ, một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm này.
Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Lạng Sơn: Mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản thế mạnh

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Lạng Sơn có nhiều nông sản thế mạnh. Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Phát triển hạ tầng thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn.
Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Dâu tây Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Cùng với quả nhãn, mận hậu, quả dâu tây của bà con dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La đã “sẵn sàng” có mặt trên các suất ăn phục vụ hành khách của Vietnam Airlines.
Nâng cao giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh

Nâng cao giá trị sản phẩm sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là cây thuốc quý của đồng bào Xơ Đăng, có tiềm năng lớn để thương mại hoá, phát triển du lịch, cải thiện đời sống của bà con.
Lai Châu: Xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh thi đua

Lai Châu: Xóa bỏ tập quán lạc hậu, đẩy mạnh thi đua

Tỉnh Lai Châu đẩy mạnh triển khai mô hình, điển hình về xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu gắn với đẩy mạnh triển khai các phong trào thi đua.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Mobile VerionPhiên bản di động