Chủ nhật 22/12/2024 20:25

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử đang là nơi tiêu thụ tốt sản phẩm nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số tại Sơn La.

Hàng trăm tấn nông sản được tiêu thụ tốt

HTX Tiến Đạt (huyện Yên Châu, Sơn La) hiện có 8 thành viên, diện tích trồng mận khoảng 35 ha nhưng riêng mùa vụ năm ngoái đã tiêu thụ hơn 170 tấn mận Yên Châu qua sàn thương mại điện tửPostmart của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam. Đây cũng chính là mùa vụ đầu tiên mà HTX Tiến Đạt đưa nông sản lên sàn. Ghi nhận tại vườn, mặc dù năm nay thời tiết khắc nghiệt hơn, tuy nhiên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân tại HTX Tiến Đạt nên quả mận to, đều, mẫu mã đẹp, vị thanh ngọt nhẹ, đặc biệt là rất róc hạt.

Nhân viên Bưu điện Việt Nam hướng dẫn quảng bá và tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Ông Trần Văn Hồng - Giám đốc HTX Tiến Đạt chia sẻ, HTX Tiến Đạt được thành lập từ năm 2018 và trước đây vẫn bán các sản phẩm theo cách truyền thống, đó là dựa vào thương lái cũng như tự tìm nguồn tiêu thụ nhỏ lẻ thông qua quen biết. Tuy nhiên, năm 2022, với sự hỗ trợ của Hội Nông dân huyện, đặc biệt là Bưu điện huyện Yên Châu xuống tận nơi nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi đưa sản phẩm lên sàn Postmart.vn, nguồn cung sản phẩm đã ổn định hơn rất nhiều.

Cũng theo ông Hồng, mặc dù là năm đầu tiên đưa nông sản lên sàn, nhưng đã cho thấy những ưu điểm và tính ổn định cao. Thông qua sàn thương mại điện tử, nhiều người đã biết đến chất lượng của quả mận Yên Châu, biết đến những nông sản của HTX Tiến Đạt.

Đặc tính của quả mận là thu hoạch và tiêu thụ trong thời gian ngắn, dẫn đến việc vận chuyển đi những tỉnh xa sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên khi phối hợp với sàn Postmart, chúng tôi được hướng dẫn cách thức đóng gói tiêu chuẩn ngay tại vườn; xe vận chuyển của Bưu điện cũng nhanh chóng đưa đến tay người tiêu dùng, đảm bảo được tối đa chất lượng của quả mận. Tròn 1 năm kể từ khi Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tổ chức thành công tại Sơn La, nông sản của địa phương này đang được tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử Postmart.

Sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Bà Đỗ Thị Bích Châu - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sơn La cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng trên 3.250 doanh nghiệp và 806 hợp tác xã (HTX). Trong đó, có nhiều HTX vùng dân tộc thiểu số. Các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào các hoạt động kinh doanh vào các khâu trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh với mức độ khác nhau.

Các hợp tác xã, hộ nông dân đã tận dụng các công cụ như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để quảng bá cũng như tiêu thụ hàng hóa nông sản

Các hợp tác xã, hộ nông dân đã tận dụng các công cụ như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để quảng bá cũng như tiêu thụ hàng hóa nông sản, đặc biệt là nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số. Sở Công Thương đã thường xuyên phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tập trung đẩy mạnh việc tập huấn, phổ biến các kiến thức, kỹ năng trong thương mại điện tử cho các HTX, người dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức các hội nghị tập huấn cho trên lượt 400 lượt doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về các văn bản quy phạm pháp luật cùng các kiến thức cần thiết khi tham gia kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử.

Phối hợp với các sàn thương mại điện tử như Postmart, Sendo, Voso tổ chức buổi hướng dẫn cho các HTX trên địa bàn các huyện, thành phố Sơn La, Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu cách thực hành tạo lập gian hàng và thực hiện việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn xây dựng các website thương mại điện tử và phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh.

Trong năm 2022, tỉnh Sơn La cũng đã bước đầu triển khai việc đưa các sản phẩm của tỉnh ra thị trường quốc tế trên môi trường trực tuyến, thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như Alibaba.com, EC21.com, Agrimp.com.

Bằng nhiều biện pháp đã triển khai, nhận thức cũng như năng lực ứng dụng về thương mại điện tử, của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người tiêu dùng và trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại hầu hết các sàn thương mại điện tử lớn trong nước. Hoạt động của các trang thương mại điện tử của tỉnh cũng như các doanh nghiệp, HTX đã góp phần đa dạng hóa các kênh kết nối tiêu thụ hàng hóa, tạo được môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh, thuận lợi, từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh hội nhập với trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Điện - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Châu cho biết, khi Bưu điện tham gia cùng Hội nông dân trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của địa phương, từ đó giúp cho người nông dân tăng doanh số bán hàng, ổn định thu nhập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các ban ngành, với sàn thương mại điện tử để đưa thêm nhiều sản phẩm của các hợp tác xã, nông dân lên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là các sản phẩm OCOP của địa phương.

Trước sự thành công của HTX Tiến Đạt, Hội Nông dân huyện Yên Châu phối hợp với Bưu điện tỉnh Sơn La triển khai nhân rộng mô hình nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm của các HTX khác tại địa phương lên sàn Postmart. Hội Nông dân huyện Yên Châu đã chủ động tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP; giới thiệu đặc sản của vùng tại các hội nghị, hội thảo; ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028; phối hợp ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng chỉ dẫn địa lý trong quảng bá sản phẩm nông sản...

Trong năm 2023, Hội Nông dân huyện đặt mục tiêu phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Bưu điện Việt Nam tổ chức tập huấn, hướng dẫn vận hành, bán hàng trên sàn Postmart cho gần 70 cán bộ cơ sở hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh cá thể, HTX, tổ hợp tác đưa các sản phẩm lên sàn Postmart để quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số