Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản

Dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, những người dân tộc Bru- Vân Kiều ở Quảng Bình mang họ Hồ vẫn hiến đất, hiến vườn vì lợi ích chung của bản làng.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng bào dân tộc người Bru - Vân Kiều sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn hùng vĩ nằm ở địa phận tỉnh Quảng Bình. Cùng với nhiều bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số khác, những gia đình đồng bào Bru-Vân Kiều vùng biên giới tỉnh Quảng Bình tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng luôn hết lòng yêu bản làng. Điều đó không chỉ thể hiện qua tư tưởng, sinh hoạt cuộc sống mà còn trong hành động cụ thể. Nhiều người đã tiên phong hiến đi một phần sinh kế, mảnh đất, miếng vườn vì lợi ích chung.

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản
Ông Hồ Thắng (bản Thượng Sơn, xã Trường Sơn)- người dân tộc Bru- Vân Kiều hiến gần 900m2 đất để xã làm đường cho dân bản

Ông Hoàng Trọng Đức, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho hay, xã đang xây dựng tuyến đường liên thôn với sự hỗ trợ nhiệt thành về sức lực và của cải của bà con dân bản. Tuyến đường này dài hơn 1km, rộng 10m được phê duyệt đầu tư từ cuối năm 2022 với mức đầu tư giai đoạn 1 là 5 tỷ đồng (giai đoạn 2 dự kiến gần 3 tỷ đồng). Sau khi hoàn thành sẽ nối bản từ thôn Long Sơn với thôn Liên Xuân, giúp người dân an toàn, tiện lợi hơn trong lưu thông, góp phần sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Theo Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, phần lớn lộ trình của con đường này đi qua đất sản xuất của bà con dân bản đã được giao theo Nghị định 64/CP, có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để dự án được triển khai theo tiến độ đề ra, Đảng ủy, Ủy ban xã Trường Sơn tiến hành tuyên truyền, vận động bà con hiến đất để thi công tuyến đường phục vụ nhu cầu dân sinh.

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản
Xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh

Được biết, xã miền núi Trường Sơn là xã nghèo nằm ở biên giới của tỉnh Quảng Bình. Địa bàn rộng, phần lớn diện tích là rừng nguyên sinh và một phần rừng sản xuất, diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế. Vậy nên việc vận động để dân bản hiến đất sản xuất làm đường cần thực hiện thường xuyên, hợp lý.

"Tôi là người Bru – Vân Kiều, gia đình tôi nghèo. Khi chính quyền địa phương có chủ trương làm đường nông thôn mới đi qua đất nhà tôi, tôi lo lắng vì mảnh đất đó là nơi gia đình tôi trồng khoai và sắn để kiếm sống", ông Hồ Thắng (bản Thượng Sơn, xã Trường Sơn) chia sẻ.

Hiểu được tâm lý của bà con dân bản sợ mất sinh kế, cán bộ xã nhiều lần tới tận nhà để tuyên truyền, vận động. Qua tiếp xúc, trò chuyện người dân dần hiểu được trách nhiệm, vai trò và lợi ích của việc làm đường nông thôn mới nên đã tình nguyện tham gia hiến đất.

Người dân tộc Bru - Vân Kiều hiến đất, hiến vườn để mở đường cho bản
Đồng bào dân tộc Bru- Vân Kiều tại Quảng Bình

"Qua tiếp xúc, nghe lời nói rất trách nhiệm từ cán bộ xã và nhận thức được lợi ích của việc làm đường nông thôn mới, tôi liền hiến gần 900m2 đất. Mong thời gian tới, đường sẽ sớm làm xong, tạo thuận lợi trong việc di chuyển và góp phần thay đổi diện mạo của quê hương', ông Hồ Thắng hào hứng nói.

Là đồng bào Bru – Vân Kiều, dù hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng khi được vận động gia đình ông cũng hiến gần 600 m2 đất để làm đường nông thôn mới, ông Hồ Văn Thơm (bản Thượng Sơn, xã Trường Sơn) cho hay: "Dù hoàn cảnh gia đình còn nghèo khó lắm nhưng tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm với dân bản mình. Đường làm xong rồi tôi và dân bản đi nên mình hiến đất, cả bản, cả xã được dùng".

Chủ tịch UBND xã Trường Sơn Hoàng Trọng Đức chia sẻ,, bà con dân bản của xã phần nhiều hoàn cảnh còn khó khăn nhưng đã đồng tình hiến gần 1.500m2 đất để thi công tuyến đường. Hiện tại tuyến đường đã san ủi, đổ đất cấp phối và sẽ đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trước mùa mưa, lũ.

Đây là những hành động đẹp góp phần giúp bản làng phát triển, gắn kết, xây dựng đời sống văn hóa ngày càng nâng cao.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa dân tộc

Tin cùng chuyên mục

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

3 địa phương được hỗ trợ phục hồi, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Xem thêm