Thứ bảy 23/11/2024 19:31

Nét trang trọng trong trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín

Không rực rỡ, khoe sắc, nhìn đơn giản, tuy nhiên trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín, huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa hài hòa vừa tạo nét trang trọng.

Trang phục truyền thốngcủa phụ nữ Nùng Dín, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Caigắn liền với lịch sử phát triển, hàm chứa yếu tố thẩm mỹ thể hiện qua các mô típ hoa văn phong phú. Bên cạnh đó kỹ thuật phối màu theo khuôn mẫu chuẩn mực, tạo nên bộ trang phục ấn tượng, độc đáo mang đậm yếu tố văn hóa tộc người.

Phụ nữ Nùng Dín Mường Khương trong trang phục truyền thống
Sắc màu chủ đạo của phụ nữ Nùng Dín là màu đen và chàm tím

Trên trang phục truyền thống của phụ nữ Nùng Dín với màu sắc chủ đạo là màu đen hoặc màu chàm tím cài thêm những đường nét hoa văn được cách điệu bằng kim loại bạc. Người phụ nữ Nùng Dín thường quấn hai lớp khăn trên đầu, tạo thành hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu hai bên. Nét tượng trưng này thể hiện quan niệm của người Nùng Dín coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đuôi khăn được buông xuống vai. Điểm nhấn của chiếc khăn được đính bằng những hạt bạc trắng, ôm sát phần trán.

Phụ nữ Nùng Dín thường quấn hai lớp khăn trên đầu
Hoa văn trên áo được trang trí chủ yếu trên cổ, nẹp và tay áo

Hoa văn trên áo của phụ nữ Nùng Dín chủ yếu được trang trí trên cổ, nẹp áo và tay áo. Trong đó, hoa văn trên cổ áo là những họa tiết hình vuông, hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau. Độc đáo nhất là những hoa văn ở khuy cổ áo, được làm bằng bạc, có hình con bướm hai bên và gắn các tua hình tam giác. Đây là biểu tượng thể hiện sự mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ Nùng Dín. Các hạt bạc còn được làm khuy áo, trang trí dọc nẹp áo, tạo cho trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín nét trang trọng riêng biệt.

Hoa văn hình con bướm được làm bằng bạc chạm trổ tinh xảo
Trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín mang nét trang trọng riêng biệt

Mô típ hoa văn nơi gấu áo được bố cục theo mảng xen kẽ nhau bằng các đường thẳng song song có hình răng cưa tạo nên thế đối xứng cách quãng. Phía ngoài mảng hoa văn có viền vải nhiều màu song song với nhau tạo thành vòng tròn nổi bật ôm lấy thân hình người phụ nữ.

Váy phụ nữ Nùng Dín được xếp chồng rất khéo léo

Chiếc váy trong trang phục truyền thống của phụ nữ Nùng Dín mang hình chóp cụt. Cạp được cắt ghép 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Thân váy được ghép lại từ 4 mảnh vải màu đen, hoặc chàm, hai mép vải từ đầu váy đến dọc thân váy để hở, khi mặc, mép nọ xếp chồng lên mép kia, làm cho người mặc vẫn có cảm giác thật kín đáo.

Hai bên đầu váy nối với nhau tạo thành hai dây vải dài dùng để thay cho dây thắt lưng hay dải rút, thắt cho váy giữ chặt vào eo lưng người phụ nữ. Phía chân váy được táp thêm vải hoa nhiều màu vừa làm cứng chân váy, vừa tôn thêm vẻ đẹp của chiếc váy. Chiếc váy mặc vào ôm tròn lấy eo, thân váy hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho phụ nữ Nùng Dín.

Trang sức làm bằng bạc là một phần quan trọng không thể thiếu trong trang phục

Ngoài nét tinh tế trong trang phục truyền thống, những phụ kiện đi kèm được phụ nữ Nùng Dín sử dụng cũng rất đặc biệt. Trong đó, trang sức vòng cổ, khuyên tai được làm bằng bạc là một phần quan trọng luôn đi kèm với trang phục. Khuyên tai và vòng cổ được cài những chùm tua xúc xích, đuôi có hình tam giác, hình con cá, con bướm, được trạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo.

Trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín tạo sự đa sắc màu của các dân tộc

Có thể thấy, trang phục truyền thống là một trong những nét đẹp truyền thống rất đặc trưng, rất riêng biệt của của phụ nữ Nùng Dín. Nhìn có vẻ đơn giản tuy nhiên để có được một bộ trang phục truyền thống đẹp đòi hỏi sự công phu và sự tỉ mỉ, đôi bàn tay khéo léo của các chị em phụ nữ. Trang phục truyền thống phụ nữ thực sự là niềm tự hào của dân tộc Nùng Dín huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.

Nét đẹp của trang phục truyền thống phụ nữ Nùng Dín đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa sắc màu của các dân tộc tỉnh Lào Cai.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao