Thứ tư 06/11/2024 04:43
Sâm Ngọc Linh Kon Tum được cấp chỉ dẫn địa lý

Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho "quốc bảo" sâm Ngọc Linh

Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum.

Theo Quyết định số 92/QĐ-SKHCN ngày 10/8/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ Kon Tum, số lượng sản phẩm sâm củ được cấp giấy chứng nhận là 10.000 cây; có độ tuổi lớn hơn 10 năm tuổi; tại lô 3, khoảnh 2, tiểu khu 220, thuộc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông và toạ độ địa lý: X 00548631/Y 01657137 (±3m); X 00548671/Y 01657039 (±5m); X 00548696/Y 01657071 (±3m); X 00548671/Y 01657138 (±5m). Mã số chỉ dẫn địa lý sản phẩm là C0001-SNLKTG.

Hội Dược liệu tỉnh Kon Tum phát hành, quản lý và cấp tem chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum theo số lượng sâm củ được khai thác.

Sâm Ngọc Linh Kon Tum được nhiều người tiêu dùng quan tâm (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ đã được cấp giấy chứng nhận; tuân thủ đúng Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và các quy định pháp luật có liên quan.

Sâm Ngọc Linh là một trong những sản phẩm thế mạnh, có giá trị cao, tốt cho sức khỏe. Vì vậy, những năm trước, sâm Ngọc Linh Kon Tum liên tục bị ảnh hưởng thương hiệu vì hàng giả tràn lan trên thị trường. Nhiều sản phẩm được khai thác từ vùng khác gắn mác sâm Ngọc Linh Kon Tum bán với giá cao nhưng chất lượng không đảm bảo. Để bảo vệ cho thương hiệu này, Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương đã tổ chức mở cửa phòng trưng bày "Nhận diện đúng sâm Ngọc Linh trên thị trường" vào tháng 4/2023.

Khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm của công ty sẽ được bảo vệ trước hàng giả. Từ đó nâng cao giá trị và thương hiệu cho sản phẩm sâm. Các công ty được cấp giấy chứng nhận phải có trách nhiệm tuân thủ Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của tỉnh Kon Tum và các quy định có liên quan.

Kon Tum hiện có khoảng 1.240 ha sâm. Số lượng này tập trung chủ yếu ở huyện Tu Mơ Rông với hơn 1.190 ha, còn lại ở huyện Đăk Glei.

Thời gian qua, để phát triển Sâm Ngọc Linh trở thành hàng hoá chủ lực góp phần nâng cao đời sống của người dân, đóng góp ngày càng tăng vào tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum đã tham mưu UBND tỉnh trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 19 tháng 5 năm 2022 về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trên cơ sở đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh Kon Tum ban hành đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án xác định rõ định hướng: Phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển. Phát triển Sâm Ngọc Linh theo chuỗi liên kết, sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn chế biến sâu với tiêu thụ sản phẩm. Phát triển Sâm Ngọc Linh gắn với đầu tư đồng bộ hạ tầng nông thôn miền núi, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm quốc gia (GRDP) và gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với tầm nhìn chiến lược phát triển cây Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) theo hướng bền vững gắn với quản lý bảo vệ diện tích rừng tự nhiên; các sản phẩm chế biến từ sâm đạt thương hiệu sản phẩm Quốc gia Sâm Việt Nam; đưa ngành sản xuất và chế biến Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi cao phát triển kinh tế bằng cây Sâm Việt Nam. Đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Mục tiêu đến năm 2025 trồng mới 4.500 ha Sâm Ngọc Linh, định hướng đến 2030 trồng mới 10.000 ha, phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Thừa Thiên Huế: Nỗ lực đưa huyện miền núi A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả