Thứ sáu 22/11/2024 15:12

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, huyện vùng cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum còn là vùng đất có nhiều loại dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh...

Tu Mơ Rông có nhiều tiềm năng du lịch như: Thác nước đa tầng tại xã Tê Xăng; thác Siu Puông, xã Đăk Na; thác Y Hai, xã Măng Ri; hồ Ba Khen, xã Văn Xuôi; hồ thủy điện Đăk Psi, ruộng bậc thang xã Măng Ri, xã Đăk Na; điểm săn mây trên đỉnh đèo Văn Rơi; di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ tỉnh ủy Kon Tum.

Nơi đây, với độ cao trung bình trên 1.000m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ, trong lành, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của các loại dược liệu quý hiếm như: Sâm Ngọc Linh, hồng đảng sâm, đương quy, ngũ vị tử, sơn tra, lan kim tuyến... Trong đó, sâm Ngọc Linh được coi là “quốc bảo” đặc hữu quý hiếm bậc nhất thế giới đang được triển khai cho nhân dân trồng đồng bộ ở 10/11 xã.

Các đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Dương Văn Trang - Bí thư tỉnh ủy Kon Tum cắt băng khánh thành phiên chợ sâm Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông

Tu Mơ Rông có trên 95% đồng bào dân tộc Xơ Đăng còn gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc như: Không gian văn hóa Cồng chiêng; Nhà Rông truyền thống; những điệu xoang nhịp nhàng, say đắm; điệu hát ting ting; các loại nhạc cụ như đàn đá, đàn Tơ-rưng, đàn Ting ning, đàn Klông pút. Các lễ hội văn hóa truyền thống như: Lễ bắc máng nước, lễ ăn lúa mới, lễ mừng nhà mới, lễ mừng nhà Rông.

Cùng với đó, ẩm thực nơi đây cũng mang đầy hơi thở của văn hóa truyền thống Xơ Đăng và núi rừng với một số món ăn đặc trưng như: Thịt trâu gác bếp, cơm nấu ống, gà nấu sâm dây, cá bống đuôi đỏ kèm các loại đồ uống như: Rượu cần, rượu sâm Ngọc Linh, rượu sơn tra, trà lá sâm... chắc chắn sẽ làm say đắm du khách gần xa.

Hiện nay, Tu Mơ Rông đã hình thành một số tour du lịch trải nghiệm rất thú vị như: Du lịch cộng đồng thôn Pu Tá, xã Măng Ri; tham quan vườn sâm, vườn dược liệu; tour “Chinh phục đỉnh núi Ngọc Linh”, “Về miền quốc bảo sâm Ngọc Linh”, “Siu Puông huyền thoại”… với lượng lớn du khách khám phá.

Thác nước Tu Mơ Rông - điểm du lịch hấp dẫn

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, phát triển du lịch là mong muốn, là kỳ vọng lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Tu Mơ Rông. Huyện sẵn sàng liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa Tu Mơ Rông với các huyện trong tỉnh và tất cả các địa phương trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động dịch vụ du lịch; hình thành các sản phẩm, tuyến du lịch nội địa. Tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch mang dấu ấn độc đáo, khác biệt, góp phần đưa du lịch huyện Tu Mơ Rông trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài tỉnh.

Tu Mơ Rông không xa nữa! Những Đăk Na, Ngọc Lây, Văn Xuôi, Ngọc Yêu, Măng Ri, Tê Xăng... với những con đường đã, đang được mở ra giữa núi rừng xanh thẳm nối vùng đất cao nguyên càng gần lại hơn với đồng bằng, duyên hải, với những đô thị của Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… Cơ hội đánh thức vùng rừng núi còn giàu tài nguyên, không gian văn hóa đặc sắc, khác biệt này đang ngày một đến gần hơn.

Cư dân các dân tộc thiểu số nơi đây và đồng bào Xơ Đăng bản địa đã và đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, phong phú như: Không gian văn hóa cồng chiêng, các lễ hội truyền thống: Lễ bắc máng nước, Lễ ăn lúa mới… cho đến những bản trường ca, sử thi Đăm Duông huyền thoại.
Nguyễn Văn Chiến
Bài viết cùng chủ đề: sâm Ngọc Linh

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc