Tịnh Biên - An Giang:

Liên kết phát triển vùng nguyên liệu khoai mì

Thời điểm này, bà con nông dân huyện miền núi Tịnh Biên, tỉnh An Giang tất bật bước vào vụ thu hoạch khoai mì (sắn) với tâm lý phấn khởi. Mô hình liên kết phát triển vùng nguyên liệu khoai mì đã góp phần đáng kể trong phát triển đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Đây là năm thứ 2, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên phối hợp cùng Tập đoàn Sao Mai thực hiện Đề án liên kết phát triển vùng nguyên liệu khoai mì ở nơi có đất sản xuất kém hiệu quả. Gần 100 héc-ta khoai mì giống KM140 của các hộ dân trong vùng liên kết được trồng chủ yếu tại các xã: Văn Giáo, An Cư, An Hảo. Những hộ tham gia chuỗi liên kết cho biết, trước đây, trồng giống mì địa phương năng suất chỉ đạt tối đa 27 tấn/héc-ta do địa hình và thổ nhưỡng của vùng đất núi rất kén các loại cây trồng, giá cả thị trường không ổn định nên cuộc sống rất bấp bênh. Kể từ khi tham gia vào Đề án liên kết sản xuất, giống khoai mì KM140 do Tập đoàn Sao Mai cung cấp đã thích nghi tốt với điều kiện đất đai, khí hậu. Giống khoai mì mới đạt năng suất 40 tấn/héc-ta trở lên, tăng hơn 10 tấn/héc-ta và được doanh nghiệp bao tiêu với giá 130.000 đồng/tạ (75kg), cao hơn giá thị trường khoảng 30.000 đồng/tạ. Năng suất cao, sản phẩm được bao tiêu giá cao đã tạo tâm lý phấn khởi trong bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer. Một hộ đồng bào Khmer tham gia mô hình cho biết: Trước kia, trồng giống mì địa phương, năng suất chỉ đạt tối đa 27 tấn/héc-ta mà không được doanh nghiệp bao tiêu, giá cả thị trường không ổn định nên thu nhập bấp bênh. Tham gia mô hình, ngay từ vụ thứ 2, khoai mì đã đạt năng suất 42 tấn/héc-ta do đã có kinh nghiệm canh tác KM140 thí điểm từ năm trước.

lien ket phat trien vung nguyen lieu khoai mi
Bà con được hỗ trợ kỹ thuật khi tham gia dự án

Hiện Tập đoàn Sao Mai đã tăng diện tích mì lên gần 100 héc-ta, với 64 hộ dân của 7 xã, thị trấn của huyện Tịnh Biên tham gia. Tập đoàn Sao Mai sẽ hỗ trợ cho nông dân giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Trên cơ sở thực hiện mô hình tại xã điểm, tiếp tục vận động nông dân tham gia thực hiện chuỗi liên kết nhằm đem lại lợi nhuận cao cho người dân với diện tích khoảng 2.000 héc-ta tại 6 xã: An Cư, Văn Giáo, Tân Lợi, An Hảo, An Phú và Vĩnh Trung.

Theo kế hoạch, từ năm 2020 trở đi, diện tích vùng liên kết sẽ liên tục phát triển. Phấn đấu đến năm 2022, diện tích đạt 5.000 héc-ta ở cả 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, giải quyết việc làm cho thêm khoảng 2.000 lao động, góp phần đáng kể trong phát triển đời sống bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đề án liên kết cũng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đánh giá cao, mở ra hướng đi mới cho cây khoai mì xứ núi Tịnh Biên trong việc tổ chức lại sản xuất, gắn kết với doanh nghiệp để phát triển bền vững. Sở cũng đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hỗ trợ huyện Tịnh Biên hướng dẫn bà con tổ chức sản xuất gắn kết với doanh nghiệp để phát triển bền vững. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng mô hình trong đồng bào dân tộc Khmer.

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng vùng nguyên liệu và liên kết theo chuỗi giá trị mới gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm tại địa phương; hỗ trợ hình thành các liên kết giữa doanh nghiệp với người dân và được hưởng các chính sách hỗ trợ thiết thực từ dự án trong quá trình sản xuất cây khoai mì trên địa bàn huyện miền núi Tịnh Biên.
Phương Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao