Thứ tư 27/11/2024 15:07

Lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền

Lễ cầu mùa diễn ra vào những ngày đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền gửi gắm tâm tư, ước nguyện cầu mong mùa màng tươi tốt, cây trĩu quả, chăn nuôi phát triển…

Lễ cầu mùađầu năm mới là một nét văn hóa rất đặc trưng của dân tộc Dao Tiền huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Nghi thức này được người Dao Tiền tổ chức trang trọng, có sự tham gia của cả cộng đồng, đồng bào các dân tộc sinh sống tại một bản, một vùng vào dịp đầu năm mới.

Lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền
Thầy cúng được chọn phải là người hiểu biết và có uy tín, đức độ

Già làng trưởng bản, các thầy mo và bà con trong bản họp bàn và phân công chuẩn bị cho lễ cúng với các công việc cụ thể như: Chọn thầy cúng, chuẩn bị lễ vật, chọn thời điểm và ngày tiến hành lễ cầu mùa. Lễ cầu mùa thường được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Sửu vì theo quan niệm của đồng bào dân tộc Dao Tiền tổ chức lễ cúng vào ngày này làng bản sẽ gặp nhiều may mắn.

Chuẩn bị lễ vật cho lễ cầu mùa
Lễ cầu mùa không thể thiếu món bánh gắn lên cây tre

Sau khi thầy cúng chọn được ngày đẹp, từ sáng sớm, đồng bào người Dao Tiền trong thôn bản đã có mặt đông đủ để tham gia lễ cầu mùa đầu năm mới. Đây cũng là dịp để bà con gặp gỡ, giao lưu, kể cho nhau nghe những câu chuyện hay, tốt đẹp của năm cũ và mong muốn cho một năm mới mùa màng tươi tốt, cuộc sống no ấm, gia đình hạnh phúc.

Nghi thức trong lễ cầu mùa của đồng bào Dao Tiền

Thầy cúng Lý Phú Quân dân tộc Dao Tiền huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Lễ hội cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền diễn ra gồm hai phần: Phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ diễn ra gồm các nghi thức cúng lễ với ý nghĩa trình báo, mời các thần linh, Ngọc hoàng xuống dự lễ, xin các ngài phù hộ cho đồng bào người Dao Tiền đoàn kết một lòng, sản xuất hăng say, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc. Phần hội gồm các trò chơi dân gian, hát giao duyên, đánh cù… Trong lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền, người con trai thì nhày múa để cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, người phụ nữ thì hát giao duyên, thêu váy áo, khăn…Ý nghĩa của hát giao duyên là để trai gái tìm hiểu nhau, nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng trong lễ cầu mùa đầu năm mới.

Nhày múa để cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa
Phụ nữ thêu váy áo, khăn trong lễ cầu mùa

Nghi lễ cầu mùa đầu năm mới của dân tộc Dao Tiền thể hiện sự tôn kính với thần rừng, thần núi, thần trời và thần đất… Đây không chỉ là nơi thể hiện nét đặc sắc trong truyền thống của dân tộc Dao Tiền mà còn là nơi thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong đời sống đời sống văn hóa của đồng bào.

Lễ cầu mùa đầu năm mới là hoạt động văn hóa thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Thông qua lễ cầu mùa nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của dân tộc Dao Tiền, thể hiện khát vọng cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Dao

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số