Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền

Từ bao đời nay, nghề thêu trang phục truyền thống của người Dao tiền chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm. Đây là nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và phát huy.
Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong đời sống đương đại

Hiện còn nhiều phụ nữ dân tộc Dao Tiền, tỉnh Bắc Kạn vẫn giữ thói quen tự may, thêu trang phục và mặc trang phục truyền thống trong tất cả các dịp lễ hội, đi chợ hay trong lễ truyền thống, lễ cấp sắc.

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Nhiều phụ nữ dân tộc Dao Tiền vẫn giữ thói quen tự may, thêu trang phục truyền thống
Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Trang phục truyền thống Dao tiền với nhiều hoa văn độc đáo, tinh tế

Vào thời gian nông nhàn hay các dịp lễ, Tết, tạm gác lại việc đồng áng, nương rẫy, các bà, các chị người Dao Tiền khi về nhà họ lại chăm chỉ với những đường kim, mũi chỉ để thêu, dệt làm nên những bộ trang phục truyền thống với nhiều hoa văn độc đáo, tinh tế, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc mình.

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Các thiếu nữ được các bà, các mẹ dạy cách thêu thùa

Theo phong tục từ xưa, con gái người Dao tiền trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ được các bà, các mẹ dạy cách thêu thùa, từ những công đoạn giản đơn đến phức tạp, từ những chi tiết nhỏ đến cách nhuộm những tấm áo chàm đã bị bạc màu; tự tay thêu, may những bộ quần áo của mình để mặc lúc ở nhà, đi chợ, đám cưới, lên nương, chơi hội xuân... Nhìn vào quần áo là mọi người biết được người con gái, người phụ nữ đó có khéo léo hay không?

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Trang phục truyền thống với màu chàm đen làm chủ đạo
Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Đồng tiền bạc được cán mỏng hình tròn tạo điểm nhấn trên trang phục

Trang phục của đồng bào Dao Tiền lấy màu chàm đen làm tông màu chủ đạo, sử dụng các loại chỉ trắng, xanh, đỏ, hồng, vàng tạo thành họa tiết. Nét độc đáo là những đồng tiền bạc được cán mỏng hình tròn cài trên bộ váy tạo điểm nhấn. Kèm theo bộ váy áo là khăn đội đầu; dây lưng; xà cạp; vòng cổ bằng các hạt cườm nhỏ màu trắng, đỏ xen kẽ; vòng bạc đeo cổ gồm 3 cái... Công việc thêu hoa văn đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn, khéo léo của người phụ nữ.

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Công việc thêu hoa văn đòi hỏi sự chăm chỉ, khéo léo của người phụ nữ
Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Kỹ thuật thêu hoa văn của người Dao cũng rất phức tạp

Trang phục truyền thống của người Dao Tiền được làm rất tỉ mẩn và cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ do phải thêu tay rất nhiều họa tiết hoa văn. Kỹ thuật thêu hoa văn của người Dao cũng rất phức tạp, thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ. Họa tiết thêu trên váy áo của người phụ nữ dân tộc Dao Tiền là những họa tiết về cỏ cây, hoa lá, cánh chim, ruộng bậc thang..., thể hiện nét sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Dao Tiền đánh giá vẻ đẹp của phụ nữ qua khả năng thêu, dệt và may trang phục. Vì vậy trước khi về làm dâu, cô gái bao giờ cũng có vài bộ váy áo làm của hồi môn.

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Người Dao Tiền đánh giá vẻ đẹp của phụ nữ qua khả năng thêu, dệt

Để nét đẹp văn hóa của dân tộc không bị mai một trước nhịp sống hiện đại, những người phụ nữ Dao Tiền tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng truyền dạy nghề thêu may trang phục truyền thống cho thế hệ con cháu.

Người già dạy cho người trẻ, người biết nhiều dạy cho người chưa biết. Vì vậy, hiện nay phụ nữ trẻ của đồng bào Dao Tiền đã tích cực hơn trong việc học thêu trang phục truyền thống của dân tộc mình. Nhiều chị em mặc dù mới học nhưng cũng muốn tự tay làm cho mình bộ trang phục của dân tộc thật đẹp để mặc vào các dịp lễ, hội...

Giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống phụ nữ Dao tiền
Phụ nữ Dao tiền góp phần giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống

Nhằm góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Tiền, nhất là việc may và sử dụng trang phục, các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời làm tốt việc định hướng, khuyến khích, giúp đỡ đồng bào phát triển thành sản phẩm hàng hóa gắn với du lịch cộng đồng, giúp người dân có thêm thu nhập từ sản phẩm trang phục truyền thống.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: trang phục truyền thống

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Sửa đổi Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn công tác quản lý

Sửa đổi Luật Di sản văn hóa để phù hợp với thực tiễn công tác quản lý

Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa nhằm phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay, đẩy mạnh thu hút nguồn lực.
Độc lạ cuộc thi tài kén rể ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc lạ cuộc thi tài kén rể ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Hai chàng rể được chia làm hai phe cùng thi tài qua các trò chơi dân gian độc đáo để tìm được người xứng đáng làm rể, trong lế hội kén rể tại Hà Nội.
Trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" giữa Thủ đô

Trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" giữa Thủ đô

Đồng bào và du khách được trải nghiệm "Sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc S’tiêng" với nhiều cung bậc cảm xúc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt.
Sắp diễn ra triễn lãm tranh màu nước lớn nhất Việt Nam

Sắp diễn ra triễn lãm tranh màu nước lớn nhất Việt Nam

Ngày 16/3 tới đây, tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) sẽ diễn ra khai mạc Triển lãm tranh màu nước quốc tế “Sắc màu Văn hóa”.
Bánh phu thê - mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung

Bánh phu thê - mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thủy chung

Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), nơi đây nức tiếng du khách gần xa bởi đặc sản truyền thống bánh phu thê có từ bao đời nay.
Malaysia quảng bá văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

Malaysia quảng bá văn hóa ẩm thực tại Việt Nam

Malaysia được biết đến là quốc gia đa sắc tộc, do đó, nền ẩm thực của đất nước này cũng hết sức phong phú và mang đến những đặc trưng riêng.
Hai phụ nữ nước ngoài được vinh danh Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế

Hai phụ nữ nước ngoài được vinh danh Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel (Quốc tịch Đức) và Bà Kazuyo Watanabe (Quốc tịch Nhật Bản).
Hoa len - món quà “bất tử” cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Hoa len - món quà “bất tử” cho ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

“Bất tử”, chơi không bao giờ tàn, đó là vì sao hoa len được nhiều người lựa chọn để tặng cho các bà, các mẹ, bạn gái… nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân là động lực để các nghệ sĩ tiếp tục cống hiến

Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân là động lực để các nghệ sĩ tiếp tục cống hiến

Vinh dự nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, các nghệ sĩ bày tỏ đây là sự khích lệ, là một hành trình mới và họ cố gắng phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu đó.
Ngày mai (6/3) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

Ngày mai (6/3) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

Ngày mai (6/3) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Gần 400 nghệ sĩ được trao danh hiệu.
Trò diễn Xuân Phả - Kết tinh nghệ thuật múa cung đình và dân gian

Trò diễn Xuân Phả - Kết tinh nghệ thuật múa cung đình và dân gian

Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, trò diễn Xuân Phả bằng sự kết tinh nghệ thuật múa cung đình và dân gian đã tạo nên sức sống, sắc thái văn hóa riêng.
Festival Phở 2024 diễn ra tại Nam Định từ ngày 15-17/3

Festival Phở 2024 diễn ra tại Nam Định từ ngày 15-17/3

Festival Phở 2024 “Tôn vinh nghề phở, hướng tới di sản văn hoá phi vật thể” diễn ra từ ngày 15-17/3 tại thành phố Nam Định với chuỗi hoạt động phong phú.
Lâm Đồng: Đà Lạt được công nhận là Thành phố lễ hội của châu Á

Lâm Đồng: Đà Lạt được công nhận là Thành phố lễ hội của châu Á

TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) chính thức trở thành "Thành phố lễ hội của châu Á" và lễ hội Festival hoa Đà Lạt vinh dự được trao giải thưởng Lễ hội hoa châu Á năm 2024.
Độc đáo tục ăn "Tết lại" ở ngoại thành Hà Nội

Độc đáo tục ăn "Tết lại" ở ngoại thành Hà Nội

Hàng năm, sau 3 ngày Tết Nguyên đán, người dân nhiều địa phương ở ngoại thành Hà Nội còn tổ chức ngày ăn "Tết lại" - một phong tục văn hóa độc đáo, đặc sắc…
Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thêm thứ trưởng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có thêm thứ trưởng

Ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động