Chủ nhật 17/11/2024 23:12

Lào Cai: Nghề đan lát, dệt thổ cẩm và làm cốm tại huyện Bảo Yên được công nghận nghề truyền thống

3 nghề truyền thống của người Tày, người Dao trên địa bàn huyện Bảo Yên vừa được UBND tỉnh Lào Cai công nhận tại Quyết định số 1222/QĐ-UBND

Cụ thể, theo Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 23/5/2024 của UBND tỉnh Lào Cai, 3 nghề truyền thống tại huyện Bảo Yên năm 2024 được công nhận là: (1) Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô; (2) Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến; (3) Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn.

Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến (Ảnh: CTTĐTLC)

Nghề Làm cốm truyền thống dân tộc Tày xã Việt Tiến có từ lâu đời trên 50 năm và hiện nay đang hoạt động ổn định; thời gian làm nghề 03 tháng/năm với giá thành 70.000 đồng/kg; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài huyện Bảo Yên.

Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm là lúa nếp địa phương tại xã Việt Tiến với quy trình công nghệ sản xuất: Lúa sữa non, sao sấy, giã tách vỏ, sàng sảy làm sạch, giã mỏng hạt, sảy bụi, đóng gói. Nghề Làm cốm là nghề gia truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày và gắn với tên tuổi của xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên. Định hướng trong thời gian tới, các cơ sở nghề trên địa bàn xã sẽ tiếp tục duy trì sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn (Ảnh: CTTĐTLC)

Nghề Thêu dệt thổ cẩm truyền thống của người Dao họ xã Cam Cọn đã xuất hiện tại địa phương từ lâu đời, trên 50 năm và tiếp tục phát triển đến nay. Thời gian làm nghề 20 - 25 ngày/tháng với giá thành sản phẩm từ 90.000 - 100.000 đồng/m; thị trường tiêu thị trong xã Cam Cọn và trên địa bàn huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu do nhân dân cung cấp và thu mua từ các xã lân cận với quy trình sản xuất thủ công. Đây là nghề gia truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Dao họ; được truyền nghề cho con cháu trong gia đình.

Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô (Ảnh: CTTĐTLC)

Nghề Đan lát truyền thống dân tộc Tày xã Nghĩa Đô đã có từ lâu đời trên 100 năm và đang tiếp tục phát triển đến nay. Thời gian làm nghề 20 - 22 ngày/tháng với giá thành từ 50.000 - 150.000 đồng/sản phẩm; thị trường tiêu thị trong và ngoài huyện Bảo Yên. Nguồn nguyên liệu giang, nứa, tre… tại địa phương và các xã lân cận với quy trình sản xuất thủ công. Đây là nghề mang đậm bản sắc dân tộc Tày; được truyền nghề cho con cháu trong gia đình. Định hướng trong thời gian tới sẽ mở lớp dạy nghề, phát triển thành làng nghề và thu hút đầu tư, thành lập hợp tác xã thu mua, có thị trường tiêu thụ ổn định.

Linh Nhi
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống