‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị làng nghề, phát triển du lịch nông thôn địa phương.
Bao nhiêu giải thưởng tranh tài tại Cánh diều Vàng 2024? Phim Mai giành giải Cánh diều Vàng 2024 ở những hạng mục nào? Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Chiều 12/4, UBND huyện Đan Phượng (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”; Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

Làng Bá Dương Nội (còn có tên là Bá Giang), xưa có tên nôm là Kẻ Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ Liêm, thị trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội. Đây vốn là vùng đất cổ bên dòng sông Nhị Hà (sông Hồng), có bãi phù sa và nhiều gò, đống và cây cối rậm rạp.

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” cho huyện Đan Phượng, xã Hồng Hà và nhân dân làng Bá Dương Nội. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Lễ hội thả diều ở làng Bá Dương Nội có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Từ xa xưa, người dân làng Bá Dương Nội đều thành thạo trong việc chế tác ra những chiếc diều sáo với đủ kích cỡ. Điểm độc đáo, nổi bật (duy nhất) ở Hội diều làng Bá Dương Nội là lễ hội thi thả diều gắn với một di tích (miếu Diều) thờ Thần Linh Châu Thổ, được thực hiện đầy đủ theo nghi thức tế lễ truyền thống.

Lễ hội thả diều gồm các nghi lễ chính như: Lễ phong môn giải y, dịch phục; lễ dịch phục; lễ tuyên sắc; tế Chính tịch; lễ trình diều; lễ cầu phong (cầu gió) và tiến hành thả diều. Con diều nào đạt giải Nhất sẽ được mang vào miếu tế Thần Linh Châu Thổ…

Trước kia, làm diều sáo ở Bá Dương Nội chỉ mang tính tự phát, thỏa mãn niềm đam mê (chủ yếu là chơi hoặc biếu, tặng) và gìn giữ bản sắc truyền thống của di sản. Những năm gần đây, do nhu cầu thú chơi thả diều sáo được nhiều người ở các nơi đam mê tìm hiểu và đặt mua hàng với giá trị của từng cánh diều từ một đến vài trăm nghìn đồng đến vài, ba triệu đồng trở lên (tùy thuộc vào kích cỡ sáo lớn hay nhỏ, sáo đôi hay sáo ba..) theo sở thích của người mua.

Người làng Bá Dương Nội đã mang diều sáo truyền thống tham gia nhiều lễ hội lớn trong nước cũng như quốc tế như: Festival diều Quốc tế tại Thừa Thiên Huế, Vũng Tàu; đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Festival diều Quốc tế tổ chức tại các nước Thái Lan (2010; 2014), Trung Quốc (2012); Cộng hoà Pháp (2012), Malaysia (2014)… được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự độc đáo và đậm bản sắc dân tộc của cánh diều Việt Nam.

Với những giá trị đặc sắc, Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 372/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2024 và UBND TP. Hà Nội công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội tại Quyết định số 2982/ QĐ-UBND ngày 07/6/2024 đó là sự ghi nhận của các cấp, ngành với chính quyền địa phương và nhân dân đã luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Hội diều làng Bá Dương Nội, Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội.

Ông Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng - cho biết, thời gian qua, địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về quê hương, con người, các di sản văn hóa, nghề truyền thống, đặc biệt là hội diều và nghề làm diều sáo của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời, chủ động vận dụng, cụ thể hóa sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của thành phố về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, nghề truyền thống vào điều kiện, tình hình thực tiễn ở cơ sở.

Việc đón nhận danh hiệu nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại; khẳng định giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”. Đồng thời, tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những giá trị di sản văn hoá độc đáo “Hội diều làng Bá Dương Nội” và di tích miếu Diều trên địa bàn huyện với du khách trong và ngoài thành phố.

Phát triển làng nghề gắn với du lịch nông thôn

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch UBND xã Hồng Hà - cho biết, hiện tại làng Bá Dương Nội có 134 hộ gia đình làm diều sáo truyền thống. Làng có 3 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (loại hình Tri thức dân gian) gồm: 01 Nghệ nhân Nhân dân là ông Nguyễn Hữu Kiêm và 02 Nghệ nhân Ưu tú là ông Phạm Văn Mai và ông Nguyễn Gia Độ.

Việc truyền dạy cách làm và chơi diều không chỉ trong làng mà còn lan tỏa đến nhiều nhóm đối tượng khác như: Vào các dịp Tết Trung thu hoặc Quốc tế Thiếu nhi mùng 1/6, hay trong các hoạt động ngoại khóa của các trường học và các sự kiện khác của TP. Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác các nghệ nhân trong làng đã tham gia giới thiệu, hướng dẫn các cháu thiếu nhi, các bạn trẻ về trò chơi dân gian này.

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” cho chính quyền và nhân dân địa phương. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Để tôn vinh cũng như phát triển làng nghề trong những năm tới, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, địa phương tiếp tục quảng bá, đẩy mạnh phát triển nghề diều sáo gắn với phát triển du lịch, các dịch vụ mới, hấp dẫn phục vụ lễ hội, mang tính biểu tượng văn hóa di sản, hướng đến mục tiêu Hội diều làng Bá Dương Nội và nghề làm diều sáo trở thành một điểm tham quan, du lịch góp phần bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể, nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà ngày càng phát triển.

Sau Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội”, xã Hồng Hà đã khai mạc Lễ hội thả diều truyền thống.

Năm nay, Hội diều làng Bá Dương Nội thu hút 72 con diều dự thi. Theo thể lệ truyền thống, những con diều đủ điều kiện thi có chiều dài tối thiểu 2,2m, rộng tối thiểu 0,6m, có đủ 3 sáo (đường kính sáo phải từ 2,5cm trở lên), cánh diều không được dán bằng giấy bóng trắng… sẽ được thả trên cánh đồng làng. Những con diều có sáo hay nhất, lên cao nhất và đứng im nhất... sẽ là con diều chiến thắng.

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội
Những con diều đủ tiêu chuẩn được đánh số thứ tự, chuẩn bị tham gia thi.

Lễ hội thi thả diều diễn ra tại miếu Diều, là nơi thờ Thần Linh Châu Thổ, nằm giữa không gian sản xuất canh tác của cư dân nông nghiệp nơi đây. Lễ hội thi thả diều làng Bá Dương Nội mang ý thức cầu phong (gió) với khát vọng cầu mưa thuận gió hoà để sản xuất canh tác mong có một mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ.

Lễ hội phản ánh nét văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp ven sông Hồng - con sông lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ, có sức ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của cư dân vùng hạ du, góp phần hình thành nên dòng chảy văn hóa, văn minh sông Hồng.

Thông qua bối cảnh lịch sử, nguồn gốc của Hội thi thả diều làng Bá Dương Nội cho thấy kinh nghiệm dân gian trong quan sát thời tiết, độ gió, hướng gió để thả diều đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Lễ hội đã góp phần giáo dục về đạo lý uống nước nhớ nguồn, định hướng văn hóa ứng xử của con người với tự nhiên và các mối quan hệ xã hội, hình thành nên giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đồng thời, lễ hội là sợi dây kết nối cộng đồng trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ, giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết tương thân tương ái, giúp nhau trong cuộc sống; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của địa phương.

Trong khuôn khổ của sự kiện còn có các hoạt động khác như: Trang trí con đường diều sáo “Hành trình kết nối”; khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô; trưng bày triển lãm diều sáo, ảnh, thơ ca, các tác phẩm nghệ thuật có nội dung về diều sáo; trưng bày giới thiệu các cây cảnh nghệ thuật; tổ chức Hội nghị tổng kết tu bổ, tôn tạo miếu Diều;…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: UBND TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Canh tác lúa thâm canh đang gặp thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ"
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường xuất khẩu.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ban hành quyết định phân công công tác đối với các Thứ trưởng của bộ này.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Việc thiếu nhân lực và dân số già đi tại Nhật Bản đang là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ từ các bạn trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra từ nay đến cuối năm đó là dồn lực giải ngân vốn đầu tư công.
Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sẽ tiếp nối ngay các công việc và không để gián đoạn về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Rà soát cán bộ xã, báo cáo Bộ Nội vụ trước ngày 10/3

Bộ Nội vụ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, báo cáo về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tính đến ngày 31/12/2024.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Phạm vi quản lý rộng lớn, nhiều nhiệm vụ cấp bách

Không những đảm nhiệm chức năng vốn có của hai Bộ tiền thân, Bộ Nông nghiệp và Môi trường còn mở rộng phạm vi sang khía cạnh xã hội.
19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

19 cục trưởng vừa được bổ nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm những ai?

Trong quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có 19 cục trưởng mới.
Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Từ 21-31/3, EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra thẻ vàng IUU

Theo dự kiến, Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) có thể "chốt" phương án từ ngày 21-31/3 sang Việt Nam kiểm tra 'thẻ vàng' IUU.
Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Phát động cuộc thi viết về nông nghiệp hữu cơ

Sáng 27/2, tại Hà Nội, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam phát động Cuộc thi viết “Nông nghiệp hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.
3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

3,9 triệu hộ nông dân được tạo sinh kế nhờ đổi mới sáng tạo

Các dự án đổi mới sáng tạo của CGIAR trong lĩnh vực nông nghiệp đã đem lại sinh kế bền vững và thiết thực cho từ 3,7 đến 3,9 triệu nông hộ gia đình Việt Nam.
Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Cần một nông thôn mới cả hình thức và tư duy

Chúng ta không chỉ cần một nông thôn mới về hình thức mà còn phải mới trong tư duy, cách làm và tổ chức sản xuất, phát triển cộng đồng.
Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Canh tác lúa chuyển mình nhờ công nghệ mới

Nhắc đến Đồng bằng Sông Cửu Long, ta không thể không nhắc đến những dòng sông hiền hòa, những cánh đồng lúa mênh mông và những người nông dân chân chất, mộc mạc
Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Nghiên cứu, thống kê số liệu GDP kinh tế tập thể

Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể vừa được phê duyệt.
AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

AGRITECHNICA ASIA: Giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 được kỳ vọng sẽ giúp ngành nông nghiệp giải bài toán chi phí bằng chuyển giao công nghệ.
Mobile VerionPhiên bản di động