Thứ tư 27/11/2024 22:32

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Là tỉnh miền núi, biên giới, dân số có trên 812.000 người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 16,09% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm 83,91% dân số. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện; 200 xã, phường, thị trấn, trong đó có 199 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chính vì vậy, Lạng Sơn luôn là một trong những địa phương có đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và số lượng người có uy tín đông top đầu của cả nước.

Cụ thể, tỉnh có gần 18.000 cán bộ là người dân tộc thiểu số, chiếm gần 80% tổng số cán bộ toàn tỉnh. Trong đó, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số chủ yếu là người dân tộc Nùng, Tày, số còn lại là dân tộc Dao, Sán Chay, Hoa… Cùng đó, Lạng Sơn cũng có 1.600 người có uy tín. Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh Lạng Sơn thăm quan cơ sở sản xuất, chế biến bí xanh thơm tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Ông Lâm Văn Viên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn cho biết, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng. Riêng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, chính sách… dành cho cán bộ người dân tộc thiểu số. Tiêu biểu gần đây có kế hoạch số 156/KH-UBND ngày 18/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp nhằm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 - 2023.

Theo đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp thiết thực được triển khai như: Tuyên truyền, tập huấn, thực hiện chính sách đối với cán bộ người dân tộc thiểu số trong công tác tuyển dụng; thu hút đội ngũ có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi về công tác tại địa bàn khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, bố trí, sử dụng, đãi ngộ và luân chuyển, tăng cường cán bộ lãnh đạo quản lý là người dân tộc thiểu số hoặc cán bộ đến công tác tại vùng khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số…

Kết quả, năm 2023, các cấp, các ngành tổ chức được 12 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với 882 người tham gia. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch và tổ chức mở được 5 lớp cho đối tượng cộng đồng với trên 180 người tham gia; tổ chức 12 đoàn đi trao đổi, học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh…

Chị Nông Thị Thảo, dân tộc Tày, công chức văn hoá - xã hội tại UBND xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng là một trong những ví dụ điển hình. Được Đảng ủy, UBND xã quan tâm, chị Thảo được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt, chị còn được tạo điều kiện đi học đại học tại chức ngành công tác xã hội và tốt nghiệp năm 2018. Sau gần 15 năm công tác, thành quả chị gặt hái được chính là sự ghi nhận, đánh giá, động viên, khen thưởng của các ngành, các cấp; hoạt động an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Chị Thảo cho biết: “Sau khi được bổ sung kiến thức về mọi mặt, tôi có thể vận dụng vào giải quyết công tác chuyên môn và xử lý tốt những vấn đề phát sinh ở xã”.

Cùng với chị Thảo, xã Hoàng Việt còn có nhiều cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Hiện nay, toàn xã có 100% cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số; trong đó, có 14/19 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị, tăng trên 10% so với năm 2020; có 18/19 cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp đến đại học.

Cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn được tập huấn về công tác bảo tồn di sản văn hoá

Không riêng xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng, mà tại các địa bàn khác trong tỉnh Lạng Sơn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các cơ quan, đơn vị tại địa phương đã dành nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ vùng dân tộc thiểu số. Cùng với đó, các cấp, các ngành trong tỉnh còn quan tâm thực hiện một số chính sách khác như công tác tuyển dụng, thu hút đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực chuyên môn giỏi về công tác tại địa bàn khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch, bố trí, sử dụng, đãi ngộ và luân chuyển, tăng cường cán bộ lãnh đạo quản lý là người dân tộc thiểu số hoặc cán bộ đến công tác tại vùng khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh sự góp sức của cán bộ lãnh đạo quản lý là người dân tộc thiểu số, lượng người có uy tín trong cộng đồng dân cư, đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn cũng phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong công tác dân tộc.

Đã 16 năm nay, bà Nguyễn Bích Thuỷ, khối 1, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được người dân tin tưởng bầu làm người có uy tín của khối. Nhận thức rõ vai trò của mình, bà Thuỷ luôn tích cực tham gia cùng chính quyền phường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân. Bà Thuỷ cho biết: “Địa bàn khối nằm ở trung tâm phường, là nơi giao lưu thương mại, du lịch, có chợ đêm Kỳ Lừa, chợ Giếng Vuông và phố đi bộ Kỳ Lừa, thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan, buôn bán. Vì vậy, tôi thường xuyên tuyên truyền đến bà con nhân dân của khối không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tích cực bảo vệ môi trường... Đồng thời, tôi cũng tham gia hoà giải các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về các vấn đề như tranh chấp đất đai, tài sản…”

Ông Lý Văn Khi, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn cho biết, đội ngũ người có uy tín là nhân tố rất quan trọng, có nhiều đóng góp trong tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Để đội ngũ người có uy tín phát huy tốt vai trò, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên phối hợp với các sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kiến thức; đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách về cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật cho đội ngũ người có uy tín... Từ đó, giúp người có uy tín có thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân tham gia tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội...

Theo đó, từ năm 2021 đến nay, Lạng Sơn đã tổ chức trên 40 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng - an ninh, kỹ năng hoà giải cho trên 3.000 lượt người có uy tín; tổ chức 11 đoàn người có uy tín tham quan, học tập kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng tại các tỉnh, thành. Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các cấp, ngành liên quan trong cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh... cho người có uy tín thông qua việc cấp phát Báo Lạng Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển cùng một số báo, tạp chí khác…

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số và đối tượng người có uy tín là công việc thường xuyên, liên tục và lâu dài, từ đó xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để góp phần nâng cao hiệu quả công việc, xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng phát triển”.

Hoàng Chi
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới