Chủ nhật 17/11/2024 09:14

Làm giàu từ miến dong

Miến dong là sản phẩm chỉ dẫn địa lý của huyện vùng cao Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 218279.

Miến dong là sản phẩmchỉ dẫn địa lý của huyện vùng cao Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 218279. Đây cũng là một trong số ít nông sản có chỉ dẫn địa lý của Quảng Ninh.

Dong riềng Bình Liêu được trồng trên những thửa nương, rẫy, ruộng bậc thang. Bắt đầu khi thu hoạch xong mùa lúa, bà con đồng bào các dân tộc bắt tay vào thu hoạch củ dong riềng - nguyên liệu chính để sản xuất miến dong Bình Liêu. Để củ dong riềng đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, từ nhiều năm nay, người dân Bình Liêu đều trồng dong riềng theo phương pháp hữu cơ truyền thống.

Miến dong Bình Liêu được khách hàng ưa chuộng

Trước đây, người dân huyện thường tráng miến bằng tay, sản xuất miến theo kiểu hộ gia đình. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đến nay toàn huyện Bình Liêu đã có 8 cơ sở lớn chế biến miến dong tại xã Đồng Tâm, xã Húc Động và thị trấn Bình Liêu. Là một trong 12 sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh và huyện, miến dong Bình Liêu hiện có mặt tại nhiều cửa hàng nông sản sạch, trung tâm thương mại lớn. Sản phẩm miến dong Bình Liêu được đóng gói, có tem nhãn mác với đầy đủ thông tin về xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng tin tưởng, ưa chuộng.

Ông La A Nồng - dân tộc Sán Dìu, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Phát triển Đình Trung (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) - từ lâu khá có tiếng trong làng sản xuất miến dong Bình Liêu. Năm 2006, ông cùng với một vài người trong thôn Nà Ếch triển khai mô hình tổ sản xuất miến dong. Chất lượng và số lượng sản phẩm miến dong của tổ khi đó vượt quy mô sản xuất nhỏ lẻ, có cơ hội tiếp cận với các đầu mối khách hàng lớn trong tỉnh. 8 năm sau, ông thành lập HTX Phát triển Đình Trung, tạo thương hiệu sản phẩm miến dong để giao thương với các bạn hàng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, HTX sử dụng khoảng 600 - 800 tấn dong củ nguyên liệu, sản xuất khoảng 20 - 25 tấn miến dong thành phẩm, doanh thu đạt 2-3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 10 - 15% doanh thu.

Nhờ nguồn nguyên liệu củ dong địa phương có tỷ lệ bột thấp hơn các giống mới, song độ mềm, mịn, vị ngọt mát cao hơn, kết hợp quy trình sản xuất ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại, song vẫn giữ lại một số khâu sản xuất thủ công, nên HTX đã tạo ra sản phẩm miến dong có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại khác.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm miến dong, HTX Phát triển Đình Trung có kế hoạch đầu tư thêm thiết bị sấy trữ bột dong, giúp HTX khắc phục nhược điểm sản xuất theo mùa vụ. Đồng thời, các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm được thắt chặt hơn, khâu mẫu mã, bao bì sản phẩm được quan tâm làm mới hơn. HTX đang tính mở rộng nhà xưởng sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Thị trường miến dong Bình Liêu ngày càng được mở rộng. Để đáp ứng thị hiếu của khách hàng cũng như duy trì chất lượng, thương hiệu, thời gian tới, UBND huyện Bình Liêu sẽ tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu trồng dong riềng. Đồng thời, gắn kết người sản xuất với các cơ sở chế biến miến dong; tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; kiểm soát chặt chẽ đầu vào nhằm quản lý nhãn hiệu miến dong Bình Liêu bền vững.

Các cơ sở chế biến miến dong Bình Liêu đã mạnh dạn đưa một số máy móc, công nghệ vào sản xuất, chế biến, kết hợp với phương pháp làm miến thủ công truyền thống. Nhờ vậy, sản phẩm vẫn giữ được chất lượng đặc trưng, tăng thêm giá trị thẩm mỹ, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Nhật Minh
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống