Thứ ba 29/04/2025 08:36

Lai Châu: Đưa ngô thành cây trồng chủ lực ở các xã vùng cao

Ngô là một trong những cây trồng chủ lực của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao của tỉnh Lai Châu như Tà Mung, Tả Ngảo...

Tà Mung là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châuvới 100% đồng bào người Mông, Thái cư trú. Trước đây, bà con Tà Mung sinh sống chủ yếu nhờ trồng trọt, chăn nuôi tự cung tự cấp. Vài năm trở lại đây, bà con đã được tiếp cận với nhiều tiến bộ kỹ thuật, đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao. Trong đó, cây ngô được xác định là cây trồng chủ lực, phù hợp với địa hình vùng cao. Nhiều giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao đã được địa phương đưa vào sản xuất và cho hiệu quả cao.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Than Uyên trồng ngô

Vụ xuân hè vừa qua, ngô được mùa, được giá nên đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Than Uyên rất phấn khởi. Với giá ngô cao và ổn định, địa phương đang vận động và hướng dẫn bà con tiếp tục chọn các giống ngô lai năng suất cao để mở rộng thêm diện tích, trồng 2 vụ ngô/năm. Tức là sau khi kết thúc vụ ngô xuân hè, bà con sẽ tiếp tục xuống giống vụ thu đông.

Thời gian tới, Than Uyên tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ngô theo hướng sản xuất hàng hóa, có sự liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. Đối với cây ngô tập trung phát triển ngô sinh khối phục vụ sản xuất, chăn nuôi; chú trọng mở rộng diện tích theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Là địa phương có địa hình, khí hậu phù hợp với trồng ngô nên diện tích ngô trên địa bàn xã Tả Ngảo phát triển mạnh. Nhiều năm liền xã Tả Ngảo là “vựa ngô” lớn của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong xã được nâng lên nhờ chủ trương trồng ngô chất lượng cao. Nhiều diện tích bỏ hoang hóa trước kia và diện tích lúa nương thấp đã được bà con chuyển đổi để trồng ngô.

Diện tích ngô trên địa bàn xã Tả Ngảo phát triển mạnh

Nhờ cơ quan chuyên môn và chính quyền xã tập trung chỉ đạo, bà con đã chủ động giống, phân bón; tận dụng những diện tích ruộng một vụ để trồng ngô nên tăng được hiệu quả sử dụng đất. Dựa trên kết quả sản lượng những vụ trước, Tả Ngảo đang tập trung trồng giống ngô NK66 và NK54. Đây là giống ngô mới, có một số đặc điểm nổi trội hơn các dòng địa phương về khả năng chống chịu hạn tốt và năng suất cao.

Nhằm giúp bà con nâng cao năng suất và sản lượng, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống cơ sở, tập trung hỗ trợ về kỹ thuật theo dõi xử lý đất, giống và chế phẩm sinh học; phối hợp với các đơn vị cung ứng giống triển khai một số mô hình giống mới.

Bên cạnh đó, xã Tả Ngảo còn vận động bà con duy trì một phần diện tích trồng cỏ chăn nuôi, đảm bảo thức ăn cho gia súc và trồng xen một số loại rau màu để đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn. Đặc biệt, bà con thu hoạch ngô đến đâu đều được thương lái đến mua với giá cao nên bà con rất phấn khởi. Một số hộ đồng bào đã chủ động chuyển đổi diện tích các loại rau màu như: Khoai tây, lạc, đậu tương… sang trồng ngô để đón đầu thị trường.

Từ các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước như: Cung ứng những giống ngô mới cho năng suất cao, cấp phân bón… đã khuyến khích đồng bào chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo và đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ trồng ngô đã giúp đồng bào thay đổi nhận thức trong sản xuất, góp phần thay đổi diện mạo vùng cao.

Lê Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Lai Châu

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch