Thứ hai 12/05/2025 22:57
​Phòng chống buôn lậu ở khu vực biên giới

Hàng không rõ xuất xứ “đội lốt” Made in Vietnam

​Đi hội chợ tổ chức ở các tỉnh miền núi, dễ dàng bắt gặp nhiều gian hàng bày bán quần áo treo biển “Made in Vietnam”. Hàng đa dạng, giá rất rẻ, khách hàng chen nhau mua sắm. Tuy nhiên, đây có thực sự là hàng do Việt Nam sản xuất không và chất lượng các sản phẩm này như thế nào vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người tiêu dùng.

Hàng hóa theo hội chợ lên vùng cao

Mấy năm trở lại đây, nhờ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, niềm tin của người tiêu dùng vào hàng Việt đã tăng lên rất nhiều. Cùng với những chuyến hàng, những phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi; hàng Việt đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.

Nắm bắt được tâm lý này, không chỉ tại các hội chợ hàng Việt, mà bất kỳ hội chợ nào, rất nhiều gian hàng đã trưng biển Made in Vietnam để thu hút khách hàng. Phổ biến nhất là với mặt hàng quần áo.

Có dịp đến với hội chợ hàng tiêu dùng ở Hà Giang, Móng Cái hay mới đây nhất là tại hội chợ Việt Bắc tổ chức ở Thái Nguyên, chúng tôi đều bắt gặp những dãy dài các quầy hàng quần áo treo biển Made in Vietnam, với đủ các loại mặt hàng: Quần áo dành cho người già, thanh niên, trẻ em, quần áo nam, nữ. Hàng treo có, hàng đổ đống cũng có…

Bên cạnh những tấm biển đề “Quần nỉ đại hạ giá”, “Áo phao giá sốc”, “Quần áo trẻ em 3 bộ chỉ 100.000 đồng” là những lời mời gọi hấp dẫn được người bán thông báo liên tục bằng loa. Nào là “giải quyết hàng tồn kho”, nào là “hàng xuất dư”, nào là “thanh lý cuối năm”…

Với giá rẻ, lại được quảng cáo là hàng Việt nên các gian hàng này lúc nào cũng tấp nập khách. Đây chính là lý do để chủ các gian hàng này thường xuyên tham gia vào các kỳ hội chợ. Đặc biệt là các kỳ hội chợ tổ chức ở các tỉnh miền núi, nơi thu nhập của người dân còn thấp, yêu cầu về chất lượng sản phẩm chưa cao…

Nhập nhèm về chất lượng, xuất xứ

Ghé vào các gian hàng Made in Vietnam ở hội chợ, cầm xem thử các sản phẩm bày bán ở đây, cảm nhận đầu tiên đó là, các đường may nhìn chung khá cẩu thả, không chắc chắn. Chất liệu vải thô ráp, mỏng. Kiểu dáng được nhái theo các mẫu mã đang được ưa chuộng nhưng thiết kế khá vụng về; theo kiểu ăn bớt vải… Đặc biệt, bên cạnh những sản phẩm mang nhãn mác của cơ cở may tư nhân, là các sản phẩm không nhãn mác. Thậm chí mặc dù quảng cáo là hàng “Made in Vietnam”, nhưng không ít sản phẩm còn nguyên mác “Made in China”…

Hỏi chuyện nhiều khách mua hàng được biết, đa phần thấy rẻ thì mua, chứ về mặc không được lâu vì sau vài lần là tuột chỉ, xù lông, bạc màu, rão…

Trên thực tế, đây là các sản phẩm được thu gom từ nhiều đầu mối khác nhau, một số quần áo từ biên giới Trung Quốc về, còn lại là quần áo do các cơ sở may tư nhân Việt Nam may từ vải rẻ tiền của Trung Quốc. Nhiều sản phẩm còn là hàng lỗi, hàng ế tồn lại từ nhiều năm trước.

“Tiền nào của nấy” – câu nói này rất đúng với những sản phẩm quần áo rẻ tiền đang bán tràn lan tại các hội chợ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, với việc quảng cáo bừa bãi các sản phẩm chất lượng thấp, xuất xứ không rõ ràng là hàng “Made in Vietnam”…, lâu dần sẽ có tác động không tốt đến niềm tin của người tiêu dùng về hàng Việt.

Thực trạng này cũng phản ánh sự dễ dãi, thiếu quyết liệt của các đơn vị chức năng trong việc kiểm tra, phân loại hàng hóa trước khi cho phép bày bán tại các hội chợ. Nếu để tiếp diễn tình trạng này, đồng nghĩa với việc tiếp tay cho các đối tượng buôn bán, lợi dụng nhận thức, hiểu biết còn hạn chế của người tiêu dùng ở các vùng miền núi để tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng.

Phương Tú
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng không

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa