Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới với nhiều cơ sở sản xuất mới.
SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững SAF - Xu thế tất yếu và tương lai phát triển bền vững của ngành hàng không Hà Nội phấn đấu trở thành trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu châu Á

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới khi nhiều cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt động, thúc đẩy xuất khẩu và có thể kéo giá loại nhiên liệu này xuống, theo nhận định của các giám đốc điều hành ngành dầu mỏ và các nhà phân tích.

Sản lượng SAF dự kiến có thể bị ảnh hưởng nếu nhu cầu trong khu vực vẫn ảm đạm và giá giảm xuống dưới chi phí sản xuất, theo các nguồn tin trong ngành. Tuy nhiên, năng lực sản xuất gia tăng của châu Á là tin tốt cho các hãng hàng không, vốn đã than phiền rằng SAF quá đắt và khó tìm.

Công suất sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm vào cuối năm 2025. Ảnh minh họa
Công suất sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm vào cuối năm 2025. Ảnh minh họa

SAF chưa phải là ưu tiên hàng đầu

Ít nhất 5 dự án SAF tại châu Á (ngoài Trung Quốc) đã đi vào hoạt động hoặc dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trong năm nay, hướng đến xuất khẩu sang các nước trong khu vực và sang châu Âu.

Không giống như châu Âu, nơi các chuyến bay khởi hành từ các sân bay EU và Anh hiện phải sử dụng 2% SAF trong nhiên liệu, nhu cầu bắt buộc tại châu Á vẫn ở mức thấp, với quy định sử dụng nhiên liệu tái tạo tại một số quốc gia chỉ bắt đầu được áp dụng vào cuối thập kỷ này.

Mức tiêu thụ thấp và sự thiếu rõ ràng trong chính sách đã khiến một số dự án sản xuất SAF tại Trung Quốc bị trì hoãn.

“Các hãng hàng không châu Á vẫn tập trung vào việc tăng cường số chuyến bay, và SAF chưa phải là ưu tiên hàng đầu do chi phí vẫn cao hơn nhiên liệu máy bay thông thường, khiến lợi nhuận giảm”, ông Shukor Yusof, nhà sáng lập công ty tư vấn hàng không Endau Analytics, cho biết.

Ngành hàng không chiếm 2,5% lượng khí thải carbon toàn cầu vào năm 2023. SAF, được sản xuất từ dầu thải và sinh khối, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm khí thải này, nhưng vẫn đắt đỏ hơn nhiên liệu thông thường và chỉ chiếm 0,3% tổng sản lượng nhiên liệu máy bay toàn cầu, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

Công suất sản xuất SAF của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến đạt 3,5 triệu tấn mỗi năm (tương đương 77.671 thùng/ngày) vào cuối năm 2025, theo dự báo của Argus Consulting, so với 1,24 triệu tấn vào năm 2024.

Tuy nhiên, việc sử dụng bắt buộc SAF tại châu Á sẽ chỉ bắt đầu vào năm 2026 khi Singapore và Thái Lan áp dụng mức tối thiểu 1%. Các yêu cầu này dự kiến sẽ nâng nhu cầu SAF từ hai quốc gia này lên khoảng 14% công suất sản xuất của họ vào năm 2026, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu thương mại.

IATA cho biết sản lượng SAF toàn cầu vào năm 2024 chỉ đạt 1 triệu tấn, thấp hơn mức dự báo 1,5 triệu tấn.

Hàn Quốc sẽ bắt đầu yêu cầu sử dụng 1% SAF vào năm 2027, còn Nhật Bản đặt mục tiêu 10% vào năm 2030.

“Nhu cầu tại châu Á dự kiến sẽ tụt hậu so với nguồn cung do thiếu chính sách và quy định thống nhất trên toàn khu vực”, ông Lamberto Gaggiotti, người đứng đầu mảng năng lượng xanh của công ty nhiên liệu sinh học Apical, cho biết.

Sử dụng tự nguyện

Ngoài các quy định của chính phủ, một số hãng hàng không châu Á đang tự nguyện sử dụng SAF để nâng cao hình ảnh thân thiện với môi trường và thực hiện cam kết bền vững của ngành.

Hiệp hội Các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), bao gồm nhiều hãng hàng không quốc gia trong khu vực, đặt mục tiêu sử dụng 5% SAF vào năm 2030.

Cathay Pacific Airways của Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết họ đã sử dụng hơn 6.800 tấn SAF vào năm 2024, nhưng không đưa ra dự báo cho năm 2025.

Air New Zealand dự kiến sử dụng 1,6% SAF trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2025, tăng từ 0,4% năm trước đó, nhưng hãng này đã giảm một nửa mục tiêu SAF cho năm 2030, từ 20% xuống còn 10%, do vấn đề chi phí và nguồn cung.

Kế hoạch xuất khẩu

Nhà máy lọc dầu Nhật Bản Cosmo Energy sẽ bắt đầu sản xuất SAF từ tháng 4/2025. Các khoản đầu tư vào Đông Nam Á trong năm nay đã lên tới hơn 500 triệu USD, với PTT Global Chemical của Thái Lan đã vận hành nhà máy và Bangchak Petroleum dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất trong quý II năm nay.

Châu Á đã xuất khẩu hơn 370.000 tấn SAF vào năm 2024, theo dữ liệu theo dõi tàu từ Kpler, chủ yếu từ nhà máy của Neste tại Singapore – cơ sở sản xuất SAF lớn nhất thế giới.

Formosa Petrochemical của Đài Loan (Trung Quốc) có kế hoạch sản xuất tới 6.000 tấn SAF cho các hãng hàng không nội địa trong năm nay, giảm so với mục tiêu trước đó là 10.000 tấn vào năm 2025, theo người phát ngôn của hãng, ông KY Lin.

Chi phí sản xuất SAF từ dầu ăn đã qua sử dụng được ước tính vào khoảng 500 đến 600 USD/tấn, bao gồm cả chi phí tiền xử lý, ông KY Lin cho biết. Trong khi đó, theo các nguồn tin trong ngành, giá giao ngay của SAF tại châu Á hiện vào khoảng 1.700 USD/tấn.

Với nhu cầu chậm lại, bà Lauren Moffitt, trưởng bộ phận định giá nhiên liệu sinh học tại Argus, cho biết, châu Á có khả năng vẫn là nhà xuất khẩu SAF ròng đến năm 2026, với tình trạng dư cung gây áp lực lên giá.

Chênh lệch giá giữa SAF và nhiên liệu máy bay thông thường đã thu hẹp từ mức gần gấp ba lần vào năm ngoái xuống còn 2,4 lần trong năm nay, theo dữ liệu của Argus dựa trên giá FOB Singapore.

Tuy nhiên, Neste, công ty dự báo nhu cầu SAF toàn cầu sẽ đạt ít nhất 7 triệu tấn vào năm 2030, và nhà sản xuất nhiên liệu tái tạo hàng đầu thế giới EcoCeres vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng.

EcoCeres sẽ đưa vào hoạt động đơn vị sản xuất SAF và diesel sinh học với công suất 420.000 tấn/năm tại Johor, Malaysia vào quý IV năm nay, theo CEO của công ty, ông Matti Lievonen. Điều này sẽ nâng tổng công suất của công ty lên 770.000 tấn/năm, cùng với nhà máy hiện có tại Giang Tô, Trung Quốc, nhằm hướng đến xuất khẩu.

“Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội mở rộng sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc và Bắc Mỹ – tất cả đều là những thị trường có tiềm năng tăng trưởng đáng kể”, ông Matti Lievonen cho biết.

Châu Á đã xuất khẩu hơn 370.000 tấn nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) vào năm 2024, theo dữ liệu theo dõi tàu từ Kpler, chủ yếu từ nhà máy của Neste tại Singapore – cơ sở sản xuất SAF lớn nhất thế giới.
Mai Hương
Theo Reuters
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nhiên liệu sinh học

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương ký quyết định số 1009/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện than năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BCT ngày 14/4 về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải chi trả tiền điện tăng vọt.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình VNEEP 3 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động kế hoạch phát triển điện hạt nhân là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Miền Nam vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng mạnh, EVNSPC chủ động phương án đảm bảo điện an toàn, tin cậy và ưu tiên cấp điện chống hạn mặn mùa khô 2025.
Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng điểm lại những kết quả hợp tác nổi bật về năng lượng giữa 2 quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025” với quy mô toàn quốc.
Thể lệ Cuộc thi

Thể lệ Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ngày 11/4, Chính phủ Ai Cập đã chính thức điều chỉnh tăng giá các loại nhiên liệu thêm tới gần 15%.
Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Năng lượng hạt nhân đang trở lại mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên, tham vọng này đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nước khan hiếm.
Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Giá LNG giao ngay tại châu Á thấp nhất trong 8 tháng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 8 tháng do nhu cầu yếu, lượng tồn kho cao.
Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phải hoàn thành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào tháng 9/2025

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu phải hoàn thành, đưa vào vận hành đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên, Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng vào tháng 9/2025.
Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Tăng liên kết điện khí: Giải mã từ NSMO và PV GAS

Điện khí đang dần giữ vai trò trụ cột an ninh năng lượng, sự phối hợp vận hành giữa NSMO và PV GAS tại các dự án điện khí LNG đang phát huy hiệu quả rõ nét.
Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhằm ứng phó nhu cầu phụ tải tăng cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Ra mắt Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng

Cục Điện lực đã phối hợp với Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam để thành lập Tổ chuyên trách Hệ thống Pin lưu trữ Năng lượng (Tổ chuyên trách BESS).
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 988/QĐ-BCT ngày 10/4 về phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.
Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho thủy điện và nhiệt điện tua bin khí

Bộ Công Thương ban hành khung giá phát điện cho thủy điện và nhiệt điện tua bin khí

Bộ Công Thương vừa ban hành các quyết định phê duyệt khung giá phát điện loại hình nhà máy thủy điện và nhiệt điện tua bin khí sử dụng khí thiên nhiên.
Khi các “ông lớn” năng lượng thay tên, đổi chiến lược

Khi các “ông lớn” năng lượng thay tên, đổi chiến lược

Petrovietnam đổi tên sau 50 năm, mở đầu chiến lược xanh hóa ngành năng lượng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Tại Tọa đàm “Năng lượng sạch”, chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy năng lượng sạch, tiết kiệm điện, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Petrovietnam ký kết thỏa thuận gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm Lô PM3 CAA với Petronas

Petrovietnam ký kết thỏa thuận gia hạn hợp đồng phân chia sản phẩm Lô PM3 CAA với Petronas

Ngày 9/4, Petrovietnam đã ký kết thỏa thuận gia hạn hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas).
Mobile VerionPhiên bản di động