Thứ ba 24/12/2024 03:18

Hà Nội: Nhiều người mất tiền tỷ vì cài ứng dụng lạ cho điện thoại

Chỉ trong tháng 1/2024, đã có 6 nạn nhân tới Công an TP. Hà Nội trình báo, về việc bị lừa mất hàng chục tỷ đồng do cài đặt phải ứng dụng công giả mạo.

Ngày 18/1, Công an TP. Hà Nội phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo bằng ứng dụng dịch vụ công giả mạo, qua đó chiếm đoạt tiền rất nhiều người, trong đó có người đã bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng.

Theo Công an TP. Hà Nội, thủ đoạn của các đối tượng là tạo ra những ứng dụng có giao diện giống với ứng dụng Cổng dịch vụ công. Tiếp đó, chúng giả danh là cán bộ công an phường/công an quận liên hệ với các nạn nhân và thông báo: Căn cước công dân chưa được đồng bộ dữ liệu đất đai, chưa cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế, cập nhật thông tin bằng lái xe…

“Bước tiếp theo, chúng hướng dẫn các người dân cập nhật qua mạng vì công an quận phải hoàn thành công việc ngay trong ngày, cập nhật trực tiếp trên ứng dụng được, cài phần mềm để lấy số thứ tự nhanh không phải chờ đợi…”, Công an TP. Hà Nội thông tin.

Một ổ nhóm lừa đảo qua mạng bị Công an quận Hà Đông, TP. Hà Nội triệt phá cách đây ít ngày

Công an TP. Hà Nội cho biết, các đối tượng sẽ dẫn dắt người dân cài đặt ứng dụng giả mạo về điện thoại hoặc truy cập vào đường link cài đặt ứng dụng giả mạo gần giống với Cổng dịch vụ công. Mã độc sẽ song song được tải về điện thoại, cho phép đối tượng truy cập vào thiết bị để hoạt động truy cập dữ liệu, chụp ảnh màn hình, đọc tin nhắn, đặc biệt là quyền trợ năng để chiếm quyền điều khiển điện thoại.

Sau khi chiếm được quyền điều khiển điện thoại, các đối tượng lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng và mã OTP giao dịch, thực hiện các lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.

Theo Công an TP. Hà Nội, nạn nhân các đối tượng nhắm tới thường là những người cao tuổi ít am hiểu về công nghệ để thực hiện hành vi lừa đảo. “Đơn cử như anh V. (trú quận Long Biên, TP. Hà Nội) sau khi truy cập đường dẫn do “cán bộ công an phường giả mạo” cung cấp, tải ứng dụng giả mạo dịch vụ công để “bốc số thứ tự trước, không phải chờ khi lên quận làm thủ tục” đã bị chiếm đoạt 1,3 tỷ đồng trong 3 giao dịch chuyển tiền”, Công an TP. Hà Nội dẫn chứng.

Một trường hợp khác là chị A. (trú tại quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) được một người đàn ông gọi điện xưng là “cán bộ Công an quận Hai Bà Trưng” yêu cầu 10h sáng lên công an quận cập nhật thông tin bằng lái xe. “Do chị A. bận nên được “cán bộ công an quận giả mạo” hướng dẫn cập nhật qua mạng. Sau khi tải ứng dụng Dịch vụ công giả mạo do đối tượng cung cấp, đối tượng đã chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng của chị A.”, Công an TP. Hà Nội thông tin.

Công an TP. Hà Nội cho biết thêm, trong tháng 1/2024, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội đã tiếp nhận đơn trình báo của 6 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt gần 20,6 tỷ đồng. Trong đó, bị hại bị chiếm đoạt nhiều nhất 15,3 tỷ đồng, ít nhất là 252 triệu đồng.

Công an khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng. Không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại.

Đồng thời, cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm. Tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file Apk. Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, đừng vội đồng ý tất cả các điều khoản. Chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thức thông qua Google Play và Apple Store, kiểm tra thông tin tác giả (nhà phát triển).

Ngoài ra, Công an TP. Hà Nội còn khuyến cáo người dân nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.

Phong Vân
Bài viết cùng chủ đề: lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tin cùng chuyên mục

Hộp thư bạn đọc ngày 12/12: Phản ánh về chợ Đông Phú, siêu thị ăn vặt Mlem Mlem

Vĩnh Phúc: Nhanh chóng tiếp nhận thông tin, quyết liệt đấu tranh chống gian lận thương mại

TikToker Mr Pips “lùa gà” bằng công cụ gì?

Hộp thư bạn đọc ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến thời trang Ben Kids, Trường Quốc tế Thăng Long

Thanh Hóa: Xác minh tố cáo dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khai thác đá của Công ty Cao Nguyên

Bắc Giang: Giấy phép cấp một đằng, Công ty TNHH Minh Hà đổ đất một nẻo

Hà Nội: Xử phạt 6 cơ sở bán hàng nhập lậu trong Big C Thăng Long

Thanh Hóa: Chấn chỉnh Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phương Anh vì thi công ẩu

Bắc Giang: Để người nước ngoài sinh sống lâu dài trong nhà ở xã hội, trách nhiệm thuộc về ai?

Hộp thư bạn đọc ngày 28/11: Phản ánh liên quan đến việc thu tiền trông xe trái quy định

Dự án Usilk City chậm tiến độ hơn một thập kỷ gây lãng phí

Quy định chủng loại thịt nhập khẩu: Điểm nghẽn cần tháo gỡ trong 'dòng chảy' thương mại

Cần Thơ: Vì sao nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán?

Thanh Hóa: Người dân sống bất an cạnh chung cư Bình An Plaza

Hộp thư bạn đọc ngày 21/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Trinh nữ Hoàng Cung Crilin, MBC PlayBe Việt Nam

Vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỷ đồng: Khách hàng cần làm gì để lấy lại tiền cho vay?

Chính quyền phản hồi về quy hoạch khu xử lý rác tại xã Yên Lạc sau phản ánh của Báo Công Thương

CEO Vương Long gỡ video sai sự thật về Laura Coffee

Hộp thư bạn đọc ngày 14/11: Phản ánh liên quan đến sản phẩm Hoa Nhất; bãi xe phường Yên Sở

Hải Phòng: Chủ hàng ăn khám…răng, loạn nha khoa không phép