Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả |
Thiếu thông tin cần phải có
Vừa qua, Báo Công Thương nhận được phản ánh từ bạn đọc liên quan đến sản phẩm BioLG Enzyme JP – Men tiêu hóa, được đăng tải và quảng cáo công khai trên một website nhưng đã "quên" đưa ra một số thông tin bắt buộc phải có đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
![]() |
Quảng cáo sản phẩm BioLG Enzyme JP – Men tiêu hóa. (Ảnh chụp màn hình) |
Theo đó, dù được định vị là “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, sản phẩm này lại được quảng bá bằng nhiều cụm từ dễ gây hiểu nhầm như: “Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, đau bụng do loạn khuẩn đường ruột”, “tiêu hóa tốt”, “hết biếng ăn”, “tăng cân hiệu quả”, “giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh”…
Những cụm từ như “hết biếng ăn”, “tăng cản hiệu quả”, “đề kháng tốt”... được trình bày theo hướng khẳng định kết quả, kiểu ngôn ngữ thường chỉ dành cho thuốc điều trị. Việc mô tả một sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng điều trị rõ ràng là biểu hiện quảng cáo vượt ngưỡng, dễ đánh lừa người tiêu dùng.
Đáng lo hơn, sản phẩm này nhắm trực tiếp tới đối tượng trẻ em từ 1 tuổi, nhóm người dùng đặc biệt nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng nếu sử dụng sai mục đích.
Không minh bạch nguồn gốc, thông tin không rõ ràng
Ngoài việc quảng cáo sản phẩm có dấu hiệu thổi phồng công dụng, phần đầu trang vẫn giới thiệu đây là “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, nhưng hoàn toàn không có dòng cảnh báo bắt buộc: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Việc thiếu dòng cảnh báo không chỉ vi phạm quy định trong quảng cáo thực phẩm chức năng mà còn khiến thông tin trở nên mập mờ, gia tăng nguy cơ hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi quảng cáo TPBVSK không ghi đúng hoặc không thể hiện cảnh báo nêu trên có thể bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Trường hợp do tổ chức vi phạm, mức phạt được nhân đôi. Đồng thời, doanh nghiệp có thể bị buộc cải chính thông tin, tháo dỡ quảng cáo và thu hồi các sản phẩm in ấn quảng bá vi phạm.
Đáng chú ý, trong phần nội dung giới thiệu sản phẩm BioLG Enzyme JP, không có bất kỳ thông tin nào về đơn vị sản xuất hay tổ chức chịu trách nhiệm công bố sản phẩm. Thay vào đó là một mô tả chung chung: “BioLG là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ chủ động từ men vi sinh & enzyme tiêu hoá. BioLG Enzyme JP với công thức độc đáo: Kết hợp giữa Enzyme Nhật Bản và 2 tỷ lợi khuẩn, mang lại hiệu quả toàn diện cho hệ tiêu hóa”.
Phóng viên Báo Công Thương đã liên hệ với đơn vị đăng tải nội dung quảng cáo này. Đại diện công ty cho biết: "Sản phẩm trên được sản xuất bởi Công ty Cổ phẩn BioLG. Chúng tôi ghi nhận những phản ánh của báo và khắc phục những vấn đề này".