Thứ hai 25/11/2024 20:44

Doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn đẩy mạnh chế biến sâu quả vải thiều Thanh Hà

Cùng với nhập khẩu quả vải tươi, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn sắp tới có thể áp dụng kỹ thuật lên men để chế biến vải thiều tươi thành nhiều sản phẩm khác.

Ngày 15/6, đoàn 5 doanh nghiệp Nhật Bản và một số doanh nghiệp trong nước đã đến huyện Thanh Hà (Hải Dương) nhằm tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu quả vải tươi vào thị trường Nhật Bản.

Doanh nghiệp Nhật Bản và một số doanh nghiệp trong nước đến Thanh Hà (Hải Dương) để tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu quả vải tươi vào thị trường Nhật Bản.

Sau khi đến thăm và khảo sát vùng trồng vải thiều xuất Nhật Bản, tham quan cơ sở chế biến, xuất khẩu vải tươi tại Công ty CP Ameii Việt Nam tại xã Thanh Xá, bà Sadahiro Mari - Tổng giám đốc Công ty A-World – đã đánh giá rất cao về chất lượng quả vải thiều Thanh Hà. Phía doanh nghiệp mong muốn sắp tới có thể áp dụng kỹ thuật lên men quả vải để chế biến vải thiều tươi thành nhiều sản phẩm khác như nước ép, rượu, hoặc sử dụng sản xuất một số loại mỹ phẩm.

Đại diện phía doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã giới thiệu qua quy trình lên men cho quả vải. Với mục đích chế biến sản phẩm sạch từ thiên nhiên và giữ gìn, bảo vệ những cây ăn quả lâu năm, các doanh nghiệp mong thời gian tới sẽ có cơ hội phối hợp với tỉnh Hải Dương chế biến các sản phẩm từ quả vải, lưu giữ được lâu hơn.

Đoàn doanh nghiệp đến tham quan cơ sở chế biến, xuất khẩu vải tươi tại Công ty CP Ameii Việt Nam tại xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà

Ghi nhận các ý kiến từ phía các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Trần Văn Quân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương - khẳng định, tỉnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản thu mua, nhập khẩu quả vải thiều tại Hải Dương, đặc biệt là vải thiều Thanh Hà. Mong muốn các doanh nghiệp phối hợp với doanh nghiệp trong nước quảng bá, tiêu thụ tốt quả vải thiều Hải Dương tại thị trường Nhật Bản.

Ông Trần Văn Quân cũng đề nghị các doanh nghiệp Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về công nghệ chế biến, bảo quản để khi quả vải sang đến thị trường Nhật Bản bảo đảm chất lượng. Tỉnh Hải Dương sẽ có cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản trong chế biến nông sản.

Về phía Bộ Công Thương, ông Đỗ Quốc Hưng - Phó Vụ trưởng vụ thị trường châu Á - châu Phi - cho biết, nhu cầu tiêu thụ của thị trường Nhật Bản đối với quả vải rất lớn. Bộ Công Thương hi vọng thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hải Dương để đưa quả vải vào thị trường Nhật Bản nhiều hơn nữa thông qua các biện pháp: mở rộng vùng trồng; nâng cao chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu.

Ngành Công Thương sẽ cùng với tỉnh bảo vệ thương hiệu, mẫu mã, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh đưa quả vải đi các thị trường. Ngoài ra, phối hợp mở rộng sản phẩm được chế biến từ quả vải, không chỉ xuất khẩu quả vải tươi.

Ngày 15/6, Sở Công thương Hải Dương phối hợp với UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đón đoàn 5 doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) và một số doanh nghiệp trong nước tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu quả vải tươi vào thị trường Nhật Bản.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, năm 2023, toàn tỉnh có 8.880 ha vải, phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Hà (khoảng 3.250 ha) và thành phố Chí Linh (khoảng 3.400 ha).

Về cơ bản, các diện tích sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương được sản xuất theo quy trình an toàn. Trong đó, có 52 vùng trồng với diện tích 610 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Những vùng sản xuất vải phục vụ xuất khẩu được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các điều kiện của các nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng được tỉnh quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp và duy trì 203 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, Thái Lan. Có 13 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Newzeland, Hoa Kỳ, Thái Lan. Cơ bản, các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương - cho biết, năm nay, sản lượng vải Hải Dương tiêu thụ tại thị trường trong nước khoảng gần 50%; trên 50% xuất khẩu, trong đó, 45% là xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia,… khoảng 10% xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ, Australia,…

“Những container hàng đầu tiên xuất khẩu đi thị trường Hoa Kỳ, Australia đã bắt đầu từ cuối tháng 5. Với những container hàng xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, năm nay, chuyên gia Nhật Bản đã đến tận các vùng sản xuất để kiểm tra và giám sát quy trình sơ chế đóng gói và khử trùng. Ngày 4/6 đã có những container hàng đầu tiên xuất khẩu đi thị trường này bằng cả đường hàng không và đường biển”, bà Lương Thị Kiểm chia sẻ và cho biết, vụ mùa năm nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên người tiêu dùng chi tiêu hạn chế hơn. Việc xuất khẩu vẫn thuận lợi nhưng giá bán sẽ không có những đột biến như những năm trước.

Vải thiều Thanh Hà là nông sản duy nhất của Hải Dương nằm trong 39 sản phẩm của Việt Nam được bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý tại thị trường các nước EU. Cây vải thiều tổ ở xã Thanh Sơn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập đạt “Danh hiệu cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam”. Ngoài ra, vải thiều Thanh Hà còn nhận được nhiều giải thưởng uy tín khác.

Nông dân Hải Dương đã có kinh nghiệm trong sản xuất, đóng gói, sơ chế đưa vải đi xuất khẩu. Nhiều năm trở lại đây, vải thiều Thanh Hà được xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Nhật Bản và được người dân nơi đây đón nhận, đánh giá cao.

Trước đó, với sự kết nối của tỉnh và các sở, ngành và các doanh nghiệp trong nước, mới đây Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) cũng đã về khảo sát, thăm quan các vùng vải đạt tiêu chuẩn để tiếp tục nhập khẩu đặc sản này vào các mùa vụ sau.

Một số doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản xuất khẩu trong nước tin tưởng sau buổi làm việc hôm nay (15/6), mối quan hệ và hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ khăng khít và phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, với việc hướng tới đầu tư vào chế biến sâu, sẽ giúp gia tăng giá trị lên nhiều lần cho quả vải thiều Thanh Hà nói riêng và quả vải thiều của Việt Nam nói chung.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch