Điện Biên: Sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đã tới từng người dân trên địa bàn biên giới Điện Biên.
Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho sinh viên

Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn, gồm 19 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Mông chiếm 38% dân số toàn tỉnh.

Vối tỉ lệ người dân tộc còn cao, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế do hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, vẫn còn tồn tại nhiều tập quán, tập tục lạc hậu khiến đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tình trạng truyền đạo, vượt biên trái phép, buôn bán, vận chuyển ma túy vẫn diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Điện Biên: Sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bài trừ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Để khắc phục những tồn tại trên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các đơn vị đã phối hợp tổ chức tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đang triển khai trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh với các nội dung như: Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Biên giới quốc gia, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Kinh tế…

Ngoài ra, công tác tuyên truyền một số nội dung thời sự về biên giới đất liền và biên giới biển, đảo gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại nhân dân khu vực biên giới cũng được chú trọng. Nhờ việc làm tốt việc bồi dưỡng, cập nhật bổ sung kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, vận động đồng bào xóa bỏ các tập tục lạc hậu; vấn đề về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ông Lò Xuân Nam, Phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cho biết: “Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các sở, ban, ngành và người có uy tín tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân địa phương với các nội dung về giao thông, y tế, đất đai, môi trường, kinh tế; xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, thực hiện mô hình điểm pháp luật ở nhiều cơ quan, đoàn thể, thôn, bản, tổ dân phố và mô hình tự quản về an ninh trật tự".

Điện Biên: Sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhờ hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Ông Nam cho biết thêm: "Chúng tôi cũng triển khai mô hình hoạt động tư vấn pháp luật với hàng trăm câu lạc bộ pháp luật được thành lập ở nhiều cơ quan, đoàn thể, thôn, bản, tổ dân phố, đặc biệt là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Cụ thể như câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, Phòng chống mua bán người; Sản xuất giỏi; Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế... Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đổi mới, sáng tạo, thông qua các cuộc thi, hội nghị biểu dương, lồng ghép qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ tạo sự thu hút và tham gia tích cực cho người dân".

Bên cạnh đó, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên cũng đặc biệt chú trọng đến khâu lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng là rất quan trọng.

Cụ thể như đối với vùng thấp, dân trí cao hơn thì các cấp các ngành trong tỉnh đi sâu vào tuyên truyền nghị quyết của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, lồng ghép tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới. Ðối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì tập trung tuyên truyền các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Ngoài ra, việc tuyên truyền về vấn đề định canh định cư, ổn định sản xuất, không nghe theo kẻ xấu, không du canh du cư, không sinh con thứ 3, phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm, mua bán phụ nữ qua biên giới, vận chuyển ma túy và các chất gây nghiện...cũng được chú trọng.

Qua đó, các hành vi vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc giảm hẳn, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều tập tục lạc hậu dần được loại bỏ, an ninh trật tự địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Với những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp, hiệu quả của các cấp, ngành chức năng, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã tích cực làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó, nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bài trừ các tập tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiếu số.

Toàn tỉnh Điện Biên có trên 90 báo cáo viên cấp tỉnh, 225 báo cáo viên cấp huyện, trên 2.000 tuyên truyền viên cấp xã. Điện Biên đã tổ chức hơn 14.000 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp cho 590.000 lượt người tham dự; 10 cuộc thi thu hút 3.455 lượt người tham gia. Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã biên soạn và cấp phát miễn phí 81.836 tài liệu tuyên truyền pháp luật, trong đó, 17.542 tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được thông qua các hội nghị, cuộc họp, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động tư vấn pháp luật. Đặc biệt, các tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được biên soạn theo hướng thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu và bằng nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động