Thứ ba 26/11/2024 22:02

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng

Sáng 10/3, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk.

Nhà máy có vị trí tại thôn Nam Kỳ, xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng; do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu làm chủ đầu tư, dự kiến thi công trong thời gian 18 tháng.

Các đại biểu bấm nút khởi công xây dựng dự án.

Đây là một dự án mang laị nhiều giá trị cho người nông dân tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Dự án nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một giải pháp kinh tế quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản của khu vực Tây Nguyên mà đặc biệt còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Dự án nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk với công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm, có tổng vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng, ý tưởng để hình thành nhà máy xuất phát từ dịch Covid-19 vào năm 2021, đây là thời điểm khó khăn nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm. Với sự chỉ đạo trực tiếp từ Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk, sau hơn 2 năm, nhà máy đã được khởi công xây dựng.

"Đây là dự án quan trọng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu nông sản của tỉnh Đắk Lắk để xuất khẩu đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dự án đi vào hoạt động sẽ tác động lớn đến sự phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư Mgar nói riêng. Do đó, tỉnh mong muốn công ty sẽ tập trung đầu tư phát huy và phối hợp với địa phương để triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ và chấp hành nghiêm các quy định về đầu tư và các quy định của Nhà nước", ông Nguyễn Tuấn Hà chia sẻ.

Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắm

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết: Dự án Nhà máy Chế Biến Trái Cây Xuất Khẩu Chánh Thu Đắk Lắk sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính: Thu mua, đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu như Sầu riêng, chanh dây, khoai lang, bơ xuất khẩu sang thị trường: Trung Quốc, Nhật, EU..; Sản xuất chế biến các loại trái cây đông lạnh theo công nghệ tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của các thị trường như Mỹ, Canada, EU, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, mục tiêu cung cấp ổn định về chất lượng và số lượng cho các hệ thống siêu thị lớn bằng chính thương hiệu của mình “Chanh Thu- Made in Vietnam”; Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến sâu nhầm tối đa giá trị và đa dạng sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp chế biến công nghệ cao; Và xây dựng chuỗi liên kết bền vững với các hợp tác xã, nông dân với phương châm cùng đầu tư cùng phát triển bền vững.

"Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình để làm thật tốt vai trò của mình trong chuỗi liên kết, tạo sự ổn định đầu ra cho bà con nông dân, tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân địa phương đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, tạo sinh kế bền vững cho những người đồng hành cùng chúng tôi và thực hiện đúng với phương châm hướng đến mục tiêu chung là chung tay xây dựng nền “nông nghiệp tử tế”, bà Ngô Tường Vy cho hay.

Các đại biểu tham dự lễ khởi công Nhà máy

Cũng tại Lễ khởi công, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay: Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk cũng đã triển khai nhiều các hành động cụ thể, quyết liệt, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, từng bước khẳng định là điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến nông sản. Để có được lễ khởi công Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu, chủ đầu tư đã mất nhiều thời gian, công sức, và được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.

Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

"Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một dự án quan trọng, tôi hy vọng rằng khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ nâng cao giá trị và thương hiệu cho nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, dự án cũng tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, kinh tế xã hội huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Trong bối cảnh trên, tôi đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo huyện tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho chủ đầu tư trong quá trình thi công. Chúng ta cần đảm bảo rằng công trình sẽ được hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và chất lượng. Điều này sẽ giúp dự án sớm hoàn thành, đi vào hoạt động và phát huy toàn diện dự án", ông Hoàng Trung đề nghị.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc