Thứ hai 21/04/2025 12:59

Chùa Xiêm Cán - Nét đẹp văn hóa Khmer

Bạc Liêu - vùng đất sông nước không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, Bạc Liêu là tỉnh có ngôi chùa Xiêm Cán nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong không gian yên bình của miền quê vào mùa nước nổi, chùa Xiêm Cán như một nét chấm phá gieo vào lòng du khách những ấn tượng khó quên ngay từ khi bước chân qua cánh cổng màu vàng đặc trưng, mở ra trước mắt một là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ choáng ngợp.

Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là “sông sâu” (Kouphir Sakor Prekchrou). Chùa Xiêm Cán được xây dựng vào năm 1887 có kiến trúc giống như những ngôi chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng. Chùa gồm có chánh điện, sala (giảng đường, nhà hội), tăng phòng, am, tháp cốt... được bố trí khá hài hòa. Trong đó, chánh điện tọa lạc tại trung tâm khuôn viên chùa, trên nền gạch cao 1,5m với 3 bậc cấp cùng một hành lang bao quanh. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu với hình tượng rắn thần Nagar 5 đầu, đây là nơi thắp đèn cầy trong những ngày lễ với ngụ ý rằng giáo lý Phật giáo sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống tốt đẹp như chính loài rắn đã quy thiện. Bàn thờ chính trang trí nhiều hoa văn, họa tiết điêu khắc phong phú, phức tạp. Trên bệ có nhiều tượng Phật, một tượng Phật Thích Ca to lớn hơn hết ở giữa. Ngoài ra, chùa còn có kiến trúc mái khá độc đáo, với cấu trúc 3 lớp so le chồng lên, hình tháp, tạo khoảng không gian cao vút, mát mẻ.

Chùa Xiêm Cán - quần thể kiến trúc tôn giáo cổ

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Hiện chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang. Người dân Khmer mỗi tháng đều đặn bốn lần đến chùa để lễ Phật, tụng kinh. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh... Đây cũng là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.

Câu lạc bộ nghệ thuật biểu diễn tại chùa

Một tiết mục của đồng bào Khmer

Với những giá trị đặc sắc, chùa Xiêm Cán trở thành một trong những tiềm năng để tỉnh Bạc Liêu khai thác, phát triển du lịch

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa