Chủ nhật 11/05/2025 03:21

Chưa khôi phục thông quan các cặp cửa khẩu phụ, chợ biên giới trên địa bàn Lạng Sơn

Thông tin từ tỉnh Lạng Sơn cho biết, đến nay phía Quảng Tây (Trung Quốc) vẫn chưa khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại các cặp cửa khẩu phụ, cặp chợ, lối mở biên giới với Lạng Sơn, các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua Lạng Sơn cần chủ động điều tiết kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Mặc dù từ ngày 11/05/2020, theo đề nghị của UBND tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép mở lại hoạt động trao đổi hàng hóa với Trung Quốc tại các cửa khẩu phụ Bình Nghi, Na Hình, Nà Nưa, Pò Nhùng trên cơ sở vẫn phải thực hiện đúng các quy trình kiểm soát, đảm bảo chống dịch bệnh Covid-19 đối với người và phương tiện vận tải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phía Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, vẫn chưa thể khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, cặp chợ, lối mở biên giới do thiếu cơ sở vật chất cũng như nhân lực để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hiện vẫn chỉ đang duy trì thực hiện thông quan hàng hóa đối với 05/12 cặp cửa khẩu, bao gồm 2 cửa khẩu quốc tế là Hữu Nghị và Ga đường sắt Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, các cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam.

Xuất khẩu hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn

Ngoài việc chưa mở lại thông quan các cặp cửa khẩu phụ, cặp chợ, lối mở biên giới, phía Quảng Tây (Trung Quốc) vẫn đang tiếp tục áp dụng thực hiện kiểm hóa 100% hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hoa quả như thanh long, dưa hấu, vải, ván bóc...

Ngoài cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị và Ga đường sắt Đồng Đăng) duy trì thông quan hàng hóa bình thường, thì hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu chính Chi Ma thời gian duy trì thông quan hàng hóa là 07 tiếng/ngày, đồng thời phía Trung Quốc chỉ cho khai báo thủ tục hải quan khi hàng hóa đã được đưa tới đường biên giới (trước kia được khai báo trước) và nghỉ các ngày cuối tuần; tại cửa khẩu phụ Tân Thanh, duy trì thông qua hàng hóa 07 tiếng/ngày, làm việc cả ngày lễ, tết, cuối tuần; tại cửa khẩu phụ Cốc Nam, chỉ duy trì thông quan 05 tiếng/ngày, nghỉ vào ngày lễ, tết, cuối tuần.

Bối cảnh nêu trên cho thấy, năng lực thông quan hàng hóa xuất nhập qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Thông kê cho thấy, lượng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu thông quan được qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn trung bình hiện nay chỉ đạt khoảng từ 270-300 xe/ngày. Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính đến hết ngày 10/6/2020, tại các khu vực cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn khoảng 1.200 phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu chưa thông quan được. Trong đó, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tồn trên 167 xe (bao gồm 140 xe tồn bên phía Hữu Nghị Quan, Trung Quốc do chưa giao được hàng), cửa khẩu phụ Tân Thanh tồn trên 900 xe (gồm 300 xe đã đưa sang phía Pò Chài, Trung Quốc nhưng chưa giao được hàng), cửa khẩu chính Chi Ma tồn 150 xe…

Trước tình hình nêu trên, ngày 11/06/2020, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, thương nhân... có hàng hoá xuất khẩu qua Lạng Sơn, đề nghị thường xuyên theo dõi sát, trao đổi với các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn để cập nhật thông tin tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, chủ động kế hoạch sản xuất, thu mua hàng hóa, tính toán phương án tiêu thụ sản phẩm, điều tiết lượng hàng hóa xuất khẩu đưa lên biên giới phù hợp tránh xảy ra ùn ứ, ách tắc, gây thiệt hại cho người dân và chính thương nhân, doanh nghiệp.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê