Thủ tướng chốt thời hạn hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
Trực tiếp tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chính sách và Pháp luật phát triển thương mại trong nước năm 2024
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp và làm việc với Ngân hàng HSBC về JETP
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng
Tiêu điểm
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024
Giá xăng dầu dự báo quay đầu giảm trong kỳ điều hành ngày mai 5/12/2024
Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt
Hà Nội: Công an vào cuộc xác minh vụ đấu giá đất cao rồi dừng lại ở Thanh Oai
Luật Điện lực (sửa đổi): Nhiều nội dung mới nổi bật so với Luật Điện lực 2004
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội
Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức - 'Cuộc cách mạng' để vươn mình
Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết
Đồng Won phục hồi 'thần tốc', chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh sau khi lệnh thiết quân luật bị bãi bỏ
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình
Bộ Công Thương: Tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri, Nhân dân
CHÙM ẢNH: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri
Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp xúc cử tri tại Thanh Hóa
Nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản
Thủ tướng Chính phủ: Sắp xếp tinh gọn bộ máy khó mấy cũng phải làm
Dự kiến xuất hiện hàng loạt tên gọi mới sau khi sáp nhập 15 đơn vị Bộ, ngành
Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN
Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức - 'Cuộc cách mạng' để vươn mình
Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
Bước đi 'thần tốc' của ngành điện nhìn từ Luật Điện lực (sửa đổi): Biến điều không thể thành có thể
Trực tiếp tọa đàm “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”
Sau 5 năm kể từ khi có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các thị trường trong khối, đặc biệt là các thị trường thành viên Canada, Mexico và Peru. Đây các thị trường lần đầu tiên có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Canada đạt hơn 3,41 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt 3 tỷ USD, tiếp tục tăng trên 12% so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự, xuất khẩu hàng hoá nói chung sang Mexico cũng duy trì tăng trưởng 2 con số. Đáng chú ý, Mexico duy trì là thị trường đứng đầu trong khối CPTPP, và là thị trường đơn lẻ thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ về tiêu thụ nhiều nhất cá tra từ Việt Nam.
Báo Công Thương tổ chức tọa đàm trực tiếp “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”. |
Bên cạnh những con số ẩn tượng nêu trên, việc tham gia CPTPP đã thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành chuyên nghiệp hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nan thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài. Mỗi quan hệ giữa Việt Nam và các nước Châu Mỹ đã và đan được củng cổ qua các cam kết chiến lược.
Với mục tiêu tiếp tục gia tăng lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp; đồng thời phân tích, nhận định về cơ hội và khả năng tiếp cận, phát triển thương hiệu tại thị trường CPTPP thông qua tăng cường tận dụng hiệu quả Hiệp định, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài, hôm nay, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm trực tiếp “Xuất khẩu sang thị trường CPTPP: Chiến lược tiếp cận và cách tìm kiếm thông tin”.
Các vị khách mời tham gia cùng chương trình:
- Bà Võ Hồng Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương)
- Ông Lưu Vạn Khang - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mexico kiêm nhiệm Panama
- Bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Công ty TNHH Hạt điều Vàng
Hệ sinh thái FTA - giải pháp gỡ ‘điểm nghẽn’ cho hàng dệt may tận dụng tốt hơn UKVFTA
Thời gian gần đây, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khảo sát, nghiên cứu nhằm xây dựng hệ sinh thái tận dụng hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm khai thác tốt hơn nữa ưu đãi từ các FTA, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) góp sức gia tăng mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu.
Với dệt may - ngành luôn đứng trong top đầu kim ngạch xuất khẩu của cả nước, việc có được hệ sinh thái FTA giúp kết nối các cơ quan quản lý trung ương; cơ quan quản lý địa phương; doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp lĩnh vực dệt may, tổ chức tín dụng; đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu dệt may để tạo thành một hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ các FTA. Đặc biệt là kết nối được doanh nghiệp dệt may với đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu.
Thiếu nguyên phụ liệu là ‘nút thắt’ của ngành dệt may trong tận dụng ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA nói riêng và các FTA nói chung |
Trên thực tế, thiếu nguyên phụ liệu là ‘nút thắt’ của ngành dệt may trong tận dụng ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA nói riêng và các FTA nói chung. Việc phụ thuộc quá nhiều nguyên phụ liệu nhập khẩu khiến giá trị gia tăng của ngành ở lại trong nước không cao.
Xét riêng Hiệp định UKVFTA, sau hơn 3 năm triển khai xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Anh có cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng gần đây giữ ổn định ở mức cao, trong đó: Tháng 8/2024 đạt trên 76,7 triệu USD; tháng 9/2024 đạt trên 52,5 triệu USD; tháng 10/2024 đạt trên 61,9 triệu USD. Lũy kế 10 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 622,8 triệu USD giá trị hàng dệt may sang Anh.
Dù con số này được ghi nhận ổn định, tuy nhiên nếu so với những ưu đãi từ hiệp định này mang lại, kim ngạch đạt được chưa như mong muốn. Bởi lẽ, Hiệp định UKVFTA loại bỏ thuế quan ngay (42,5% số dòng thuế) hoặc theo lộ trình (từ 2 - 6 năm) đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang Anh.
Ngoài nguyên do chưa đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ, liên quan đến nguồn gốc nguyên phụ liệu, tại thị trường Anh, hàng may mặc của Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng cùng loại đến từ các thị trường thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia và một số thị trường thuộc khu vực EU như Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp.
Trong đó, hàng may mặc của Trung Quốc vẫn có lợi thế lớn hơn nhờ giá cả cạnh tranh; Bangladesh vẫn được hưởng ưu đãi miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Anh do thuộc diện các quốc gia kém phát triển.
Trong thời gian tới, Anh sẽ tiếp tục giảm nhập khẩu hàng may mặc từ thị trường EU, thay vào đó đẩy mạnh nhập khẩu từ thị trường ngoại khối, trong đó có Việt Nam. Do đó, để có thể tận dụng hiệu quả lợi ích mà Hiệp định UKVFTA mang lại, doanh nghiệp Việt Nam được khuyến cáo, đáp ứng tốt các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với hàng dệt may nhập khẩu của Anh.
Ngoài ra, nắm bắt xu hướng thời trang, thị hiếu tiêu dùng của người dân Anh (màu sắc, kiểu cách). Xu hướng sử dụng nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường. Cùng với đó, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ dệt may để tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm nhẹ sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của quá trình sản xuất đến môi trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Từ kinh nghiệm nhiều năm theo dõi thị trường, ông Nguyễn Cảnh Cường - Cựu tham tán công sứ tại Anh - cho hay, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng năng động, đặc biệt những doanh nghiệp trẻ, có những kỹ năng mới về công nghệ số, tiếp thị trên các nền tảng dựa trên kỹ thuật số, giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn và nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống.
Bên cạnh đó, vẫn có doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất. Một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường. Đây là điểm yếu cần khắc phục.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cũng lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh cần phải tra cứu kỹ lưỡng thông tin về thị trường, doanh nghiệp, đối tác, tránh trường hợp bị lừa đảo, gian lận.
Mặt khác, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…; xác định rõ phân khúc thị trường; nghiên cứu chuyên sâu về thị hiếu, xu hướng thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp xúc cử tri ở thành phố Hải Phòng
Sáng 3/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và các đại biểu Quốc hội khóa XV đã có chương trình tiếp xúc cử tri tại Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; đồng chí Nguyễn Minh Quang, Đại tá, Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; đồng chí Lã Thanh Tân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng.
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối điểm cầu tới các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng |
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối điểm cầu tới các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Báo cáo tại hội nghị về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tại kỳ họp, đồng chí Lã Thanh Tân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã làm việc tích cực, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân.
Sau 29,5 ngày làm việc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, chủ động, khẩn trương và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với việc xem xét 51 nội dung, nhóm nội dung.
Trong đó, Luật Điện lực (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 01 kỳ họp nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn từ nay tới năm 2030 và những năm tiếp theo, đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng. Việc này đã tạo ra niềm tin, sự hứng khởi và kỳ vọng của các cử tri sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.
Tại hội nghị, các cử tri đều đánh giá cao trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã tham gia thảo luận, đề xuất nhiều nội dung, ý kiến chất lượng tại kỳ họp. Bên cạnh đó, nhiều cử tri đã nêu ý kiến về một số vấn đề như: Việc Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng; Giảm lãi suất vay vốn ngân hàng chính sách; Luật việc làm sửa đổi, trong đó có sửa đổi bổ sung về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, đồng chí Đỗ Mạnh Hiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trân trọng tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri và sẽ tổng hợp các ý kiến tham gia, góp ý của cử tri để tham gia thảo luận tại Quốc hội.
Vietnam Grand Sale 2024: Doanh nghiệp có thể áp dụng khuyến mại với hạn mức tối đa lên đến 100%
Sáng 02/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”. Chương trình được kéo dài từ ngày 2/12 đến ngày 31/12/2024.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, thời gian qua, thương mại, dịch vụ, du lịch của nước ta đã có những phục hồi tích cực. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, nền kinh tế thời gian qua đã có những tăng trưởng nhất định, song Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng chỉ ra, nền kinh tế trong nước vẫn còn đối diện nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh đó, nhằm kích cầu tiêu dùng, đa dạng các hình thức mua hàng, khuyến mại, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh… Bộ Công thương đã tổ chức chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024”. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, kết hợp cả thương mại truyền thống và thương mại điện tử.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu khai mạc tại Lễ phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” |
Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia là một trong những hoạt động thường niên của Bộ Công Thương. Chương trình năm nay được kỳ vọng sẽ thu được kết quả đột phá so với các năm trước, giúp tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2024.
Theo Bộ Công Thương, một trong những điểm đột phá trong hoạt động của chương trình năm nay là tất cả các doanh nghiệp đều có quyền tham gia chương trình bằng việc chủ động khuyến mại với các hình thức, chủ động quyết định hạn mức khuyến mại tối đa lên đến 100% giá trị hàng hóa. Hoạt động khuyến mại bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch. Hàng hóa, dịch vụ phải bảo đảm chất lượng và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Đáng chú ý, nhiều thủ tục hành chính về khuyến mại được bãi bỏ, giúp doanh nghiệp giảm hơn 90% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Và để thực hiện hiệu quả chương trình, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội, ngành hàng và cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan để tổ chức, hưởng ứng tham gia chương trình. Đồng thời, phát động thực hiện chương trình tại các địa phương trên toàn quốc.
Với sự kết hợp giữa các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kích cầu, phát triển và đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng hàng hóa cùng với chính sách pháp luật mới, Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” không chỉ là một đợt khuyến mại đơn thuần mà còn là sự nỗ lực toàn diện nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và khẳng định sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Tọa đàm 'Vai trò của đào tạo nhân lực đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA'
Tham gia các Hiệp định thương mại tự (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKVFTA kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi mang tính chiến lược, nhằm nâng cao khả năng hợp tác kinh tế, tháo dỡ những rào cản thuế quan trước đây từng cản trở quá trình giao thương giữa các quốc gia với nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại, các FTA cũng đặt ra không ít thách thức cần có giải pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến trình hội nhập, nhất là với lĩnh vực tài chính của Việt Nam như tăng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế, gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam, áp lực nâng cao chất lượng và dịch chuyển nguồn nhân lực tài chính - ngân hàng sang các tổ chức nước ngoài và khu vực.
Vì vậy, nhằm thúc đẩy tiến hành hội nhập tài chính khi tham gia các FTA thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các tổ chức tài chính Việt Nam cần phải có đội ngũ nhân lực hiểu về FTA cũng như cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp phải liên kết đào tạo nhân lực, chuyên gia FTA trong lĩnh vực tài chính; đồng thời phải có các chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
Để làm rõ hơn vấn đề này, hôm nay Báo Công Thương tổ chức Chương trình chính sách và đối thoại với chủ đề “Vai trò của đào tạo nhân lực đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA”.
Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử và các nền tảng xã hội của Báo Công Thương.
Tham dự chương trình hôm nay, xin trân trọng giới thiệu:
- Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên – Bộ Công Thương
- TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Ông Lê Anh Văn - Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Ông Nguyễn Cảnh Cường – Cố vấn Công ty KTPC chuyên tư vấn tận dụng FTA, Nguyên tham tán thương mại tại Vương quốc Anh