Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, GS.TS John Kent - Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ) đã có nhiều khuyến nghị để phát triển ngành logistics tại Việt Nam.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024? Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Tại diễn đàn, GS.TS John Kent, Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ), người có 30 năm kinh nghiệm phát triển các chuỗi cung ứng Hoa Kỳ - Trung Quốc đã có tham luận với chủ đề: Xu hướng phát triển khu thương mại tự do - Cơ hội và khuyến nghị cho ngành logistics Việt Nam. Đây là một chủ đề đang thu hút sự quan tâm lớn từ các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản lý trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Theo GS. TS. John Kent, khu thương mại tự do (FTZ) đang trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế và giảm thiểu các rào cản trong giao thương. Việt Nam, với vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, có cơ hội lớn để tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta đã ký kết, từ đó mở rộng mạng lưới giao thương quốc tế và nâng cao vai trò của ngành logistics trong chuỗi cung ứng toàn cầu, phải phấn đấu để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong việc thúc đẩy hình thành các khu thương mại tự do (FTZ).

Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?
GS.TS John Kent, Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ), người có 30 năm kinh nghiệm phát triển các chuỗi cung ứng Hoa Kỳ - Trung Quốc đã có tham luận với chủ đề: Xu hướng phát triển khu thương mại tự do - Cơ hội và khuyến nghị cho ngành logistics Việt Nam.

GS.TS John Kent đánh giá, Việt Nam đang ở thời điểm rất quan trọng. Thời gian qua, các công ty trên thế giới đang có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đồng thời, nước ta có vị trí rất đặc biệt, vai trò trung lập khi vừa hợp tác được với cả Trung Quốc và Mỹ.

Chuyên gia này cũng cho rằng, Việt Nam đang ở kỷ nguyên mới. Đặc biệt, có 3 yếu tố quan trọng là lãnh đạo năng động, vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong dòng chảy thương mại quốc tế, cùng với đó đang ở vị thế tốt để đóng vai trò ngoại giao trong một thế giới ngày càng phức tạp.

Tại bài tham luận, GS.TS John Kent cũng chia sẻ một số mô hình, kinh nghiệm về việc phát triển thương mại tự do tại một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc. GS.TS John Kent khuyến nghị Việt Nam có thể tận dụng tốt đường biên giới với Trung Quốc để hình thành các khu thương mại tự do là khu vực chuyên biệt dành cho thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài, kho ngoại quan và chế biến xuất khẩu.

Vị chuyên gia này cũng cho biết, Việt Nam có thể phát triển các khu hợp tác kinh tế và biên giới để khuyến khích thương mại biên giới và chế biến xuất khẩu, cải thiện quan hệ với nước láng giềng và cải thiện điều kiện kinh tế ở những khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Ở những khu vực này có thể tập trung vào sản xuất linh kiện, để vật tư đầu vào từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có thể vào Việt Nam sản xuất và xuất khẩu trở lại hay tung ra thị trường. Các hành lang kinh tế như Quảng Đông, Côn Minh (Trung Quốc) tập trung rất nhiều hoạt động sản xuất. Đây là lợi thế quan trọng của Việt Nam khi có đường biên giới tiếp giáp với khu vực này.

Vị chuyên gia này cũng đánh giá và kỳ vọng Việt Nam có thể hướng đến trở thành quốc gia thương mại tự do với việc thành lập nhiều khu thương mại tự do khác nhau giống với kinh nghiệm và mô hình từ Singapore.

GS.TS John Kent cũng chia sẻ, khi nhìn vào câu chuyện của Trung Quốc và Hoa Kỳ thì Việt Nam cần nhìn rõ về chiến lược "Trung Quốc + 1". Trong đó, đặc biệt phải đa dạng hóa nguồn cung, với mục tiêu giảm nguy cơ phụ thuộc thông qua việc đa dạng hóa nhà cung cấp. Cùng với đó, cần có mục tiêu là tránh thuế quan từ việc gia công sản xuất ở nước bạn.

Tiếp đến, GS.TS John Kent cũng cho rằng, Việt Nam cần thiết kế các trung tâm tạo ra giá trị. Cụ thể, thiết kế một phần, một vài khu vực (Free trade zone) hoặc toàn bộ quốc gia (Free trade country FTC) trở thành khu thương mại tự do. Trong đó, Việt Nam suy nghĩ, cân nhắc ý tưởng trong đó có việc miễn thuế quan và miễn thị thực để có thể khuyến khích sự giao thương, không chỉ riêng về mặt hàng hóa.

GS.TS John Kent cũng nhấn mạnh về vai trò là cửa ngõ tiểu vùng Mê Kông mở rộng của Việt Nam. Ông cũng có những đánh giá về các mô hình phối hợp công – tư trong phát triển thương mại tự do. Đồng thời, ông cũng chia sẽ kinh nghiệm của mình liên quan đến vấn đề ngoại giao và các nhà ngoại giao trong việc giao lưu thương mại. Trong đó, chuyên gia này cũng nhấn mạnh vai trò vị thế trung lập của Việt Nam trong vấn đề thương mại và ngoại giao.

Từ những thực tiễn trên, GS.TS John Kent đã có 5 khuyến nghị, đề xuất việc phát triển logistics cho Việt Nam từ góc nhìn chuỗi cung ứng.

Thứ nhất, Việt Nam cần tận dụng vị thế trung lập ngoại giao của Việt Nam với các nước Trung Quốc và Hoa Kỳ (giống như Thụy Sĩ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu).

Thứ hai, triển khai thương mại tự do (FTZ) cho toàn bộ đất nước Việt Nam (FTC), có thể sử dụng khuôn khổ pháp lý, lấy kinh nghiệm và hình mẫu từ Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc). Ông cũng rất hi vọng Việt Nam sẽ cân nhắc kế hoạch, công bố mình là một quốc gia thương mại tự do từ 1/1/2025.

Thứ ba, việc chuyển dịch về cơ sở hạ tầng, trong đó, khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng tuyến đường sắt hai chiều mới để có thể kết nối Thủ đô Viêng Chăn (Lào) với khu vực bờ biển phía Đông của Việt Nam. Đồng thời, xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Thái Lan. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam đóng vai trò thực sự là cửa ngõ của Đông Nam Á.

Thứ tư, cải thiện các hoạt động ở khu vực cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc); đặc biệt quan trọng là và Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc).

Cuối cùng, Việt Nam cần có công ty, mạng lưới mạnh chuyên về các tàu feeder, gom hàng mạnh để qua đó kết nối Việt Nam với ASEAN và Trung Quốc.

Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, con số này đã vượt đích mà ngành nông nghiệp đã đặt ra cho năm nay.

Tin cùng chuyên mục

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan, đồng thời hạn chế thương mại gấp 3 lần các biện pháp thuế quan.
Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu.
Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Sự đồng hành của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đưa ngành logistics Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cao su sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng trưởng khả quan trong 10 tháng năm 2024. Hiện đây là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ tư của Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 đã hoàn tất.
Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững nhẹ với giá trị đạt 924 triệu USD, đưa kim ngạch 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD.
Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng, khoáng sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 với 9,75 triệu tấn và 5,96 triệu tấn.
‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và giảm nhập khẩu, cùng những khó khăn nội tại khiến cá tra Việt Nam đứng trước áp lực không nhỏ.
Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025.
Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động