Sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức - 'Cuộc cách mạng' để vươn mình

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tinh gọn bộ máy tổ chức hệ thống chính trị thực sự là 'cuộc cách mạng' để vươn mình.
Tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy tổ chức, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế nhận định, việc sắp xếp lại biên chế, tinh giản bộ máy cán bộ công chức nhà nước là một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo đà để có thể thúc đẩy tăng trưởng, làm cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Tinh gọn bộ máy, tạo đột phá là cuộc cách mạng
Tinh gọn bộ máy, tạo đột phá là cuộc cách mạng. (Ảnh: M.H)

Theo ông, hiện nay, ở Việt Nam cứ 9 người dân có một công chức, trong khi đó, các nước đâu đó vài trăm người mới có một công chức. Như vậy, số lượng cán bộ quản lý của Việt Nam nhiều quá. Chi ngân sách nhà nước những năm trước đây đến 70% là chi thường xuyên. Con số này có giảm đi sau đó nhưng vẫn ở mức 60-70%. Tuy nhiên, từ năm 2020 trở lại đây, do 1 phần nguyên nhân là do dịch Covid-19, vì vậy, ngân sách nhà nước cũng tăng chi tiêu cho phòng chữa bệnh, hỗ trợ an sinh, hỗ trợ sản xuất, vì vậy, mức chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tăng lên. Việc chi ngân sách thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn sẽ dẫn đến không còn nguồn tiền cho đầu tư phát triển. Việc đi vay để đầu tư sẽ càng khó khăn. Do đó, việc đổi mới, cải cách, tinh gọn biên chế là việc cần làm.

Không phải việc này bây giờ chúng ta mới nhìn thấy. Thực tế, việc này chúng ta đã thấy và đã làm và cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

Tuy nhiên, việc sắp xếp tổ chức bộ máy vẫn chưa đồng bộ, thiếu tổng thể, chưa gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chưa rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân cấp, phân quyền cho địa phương chưa mạnh, chưa đồng bộ, chưa hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới…

Trong những phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm luôn nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Tổng Bí thư nói riêng và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã phát đi "tín hiệu" của một cuộc cắt giảm, sáp nhập nhiều tổ chức, đơn vị, cơ quan cả bên Đảng và Chính phủ. Đây được coi là một trong những động thái quan trọng và hết sức quyết liệt để giúp bộ máy tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; tránh tình trạng chồng chéo chức năng và hiện tượng "song trùng" giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước, dễ tạo ra sự lãng phí lớn về nguồn lực; từ đó giúp cho Việt Nam vươn mình bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Theo đó, với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Việc này sẽ giúp tinh giảm biên chế cả bên trên và bên dưới. Việc này không phải phép cộng cơ học mà là gộp công việc. Từ đó, tạo thuận lợi cho công tác xử lý, giảm thiểu người phụ trách công việc. Xây dựng cơ chế chủ động, linh hoạt, chịu trách nhiệm theo đầu việc.

Việc làm gương từ bên trên sẽ giúp tạo động lực cho bên dưới. Tất nhiên, việc này còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Trước hết đó là tâm của người sắp xếp, bố trí bộ máy. Thứ hai, việc bố trí sắp xếp này phải định danh được công việc, khi đó, chúng ta mới sắp xếp nhân lực phù hợp, lựa chọn được người có tâm, có tầm, có tài.

Chúng tôi hi vọng với việc tinh gọn bộ máy, cùng với việc định danh được chức danh, nhiệm vụ cho từng công việc trong bộ máy quản lý sẽ góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực sản xuất, từ đó chúng ta không chỉ thực hiện được cải cách tiền lương, tiết giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, đồng thời tạo động lực thúc đẩy cải cách đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ mới 2025-2030 và cả những năm tiếp theo.

Liên quan đến nội dung về tinh gọn bộ máy, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri diễn ra chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này với tinh thần "Trung ương làm mẫu, các tỉnh, huyện làm theo" và phải làm khẩn trương.

Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú an toàn" cho cán bộ yếu kém.

Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Tinh gọn bộ máy đòi hỏi sự hy sinh của cán bộ, đảng viên.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP trên 7%: Áp lực đã biến những điều không thể thành có thể!

Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt trên 7%, vượt mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra và vượt xa dự báo của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Thu phí dịch vụ

Thu phí dịch vụ 'lối đi ưu tiên' tại sân bay Đà Nẵng gây nhiều ý kiến trái chiều

Thông tin về thu phí dịch vụ ‘lối đi ưu tiên’ tại sân bay Đà Nẵng đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng và dư luận.
Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Lòng tham - mảnh đất nuôi dưỡng cho hình thức lừa đảo Ponzi

Nếu không có lòng tham, biết đứng ngoài tâm lý đám đông và tránh xa hiệu ứng FOMO, có lẽ nhiều người đã chẳng rơi vào chiếc bẫy lừa đảo theo mô hình Ponzi.
Luật Điện lực (sửa đổi): Giải quyết bất cập trong giao dịch mua bán điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Giải quyết bất cập trong giao dịch mua bán điện

Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua không chỉ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án điện mà còn gỡ điểm nghẽn về giao dịch mua bán điện.
PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

PGS.TS. Ngô Trí Long: Luật Điện lực (sửa đổi) tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua đã tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển thị trường điện Việt Nam.
Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Những ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong quá trình thảo luận Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ mong muốn Luật sớm thông qua, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội.
Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ở huyện Sóc Sơn: Đấu giá đất hay cố tình phá đám?

Chuyện ''thật như bịa'' vừa xảy ra trong phiên đấu giá đất tại xã Quang Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 29/11 khi giá bị đẩy lên hàng chục tỷ đồng/m² rồi bỏ...
Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Gian nan bài toán xử lý chợ tự phát ở Hà Nội

Thời gian qua, tình trạng chợ tự phát ở Hà Nội đã tạo ra những hệ lụy xấu đối với môi trường, xã hội, trở thành bài toán khó của cơ quan chức năng.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường không làm tăng thu ngân sách mà tác động tiêu cực chung tới nền kinh tế.
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

‘Cơn sốt’ vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' cho thấy, âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’ khi thị trường trong nước đang có nhu cầu và chịu chi lớn.
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Các sản phẩm mới tại thị trường trong nước đã chứng minh ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể hòa vào chuỗi cung ứng thế giới, giúp phát triển nền kinh tế.

'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng

"Dẹp loạn" quảng cáo sai sự thật đang là "cuộc chiến" nhức nhối trên không gian mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường kinh doanh.
Quản lý chợ khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Vẫn còn đó những trăn trở

Quản lý chợ khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Vẫn còn đó những trăn trở

Tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, nhiều vấn đề về công tác quản lý chợ được nhiều địa phương quan tâm.
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?

Hà Nội từ nhiều năm nay vẫn đang loay hoay với việc giải bài toán chống ô nhiễm bụi mịn trong không khí nhưng xem ra tình hình có vẻ ít chuyển biến.
Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Nhiều người đánh giá, giờ để vào học đại học quá dễ dàng thông qua "cánh cửa" xét học bạ, nhưng hệ lụy làm giảm chất lượng sinh viên do hổng kiến thức căn bản.
Lòng yêu nước

Lòng yêu nước 'cháy rực' trên sân trường: Hiệu ứng tích cực từ 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường.
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động, 18.800 ca tử vong do các bệnh bởi phơi nhiễm khói thuốc thụ động... là những con số nhức nhối!
Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động