Vì sao doanh nghiệp Việt vẫn 'khát' vốn trong quá trình thực thi tận dụng FTA?

Tham gia FTA mở ra cơ hội lớn, nhưng ngành ngân hàng cần đào tạo chuyên gia FTA để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả các hiệp định này.
Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

Tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, UKVFTA sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao hợp tác kinh tế và dỡ bỏ các rào cản thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao thương giữa các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội này, các FTA cũng đem đến không ít thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. Cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tài chính Việt Nam và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính là những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

Để thúc đẩy hội nhập tài chính trong bối cảnh các FTA thế hệ mới, Việt Nam cần xây dựng một đội ngũ nhân lực có kiến thức vững vàng về các FTA, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp trong việc đào tạo chuyên gia FTA trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời, cần có các chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức tài chính Việt Nam đối với các định chế tài chính quốc tế trong quá trình hội nhập.

Báo Công Thương đã có buổi trao đổi với TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - về vai trò của đào tạo nhân lực hiểu biết về FTA đối với ngân hàng trong hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam với nhiều chương trình hấp dẫn. Riêng đối với việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp tận dụng FTA, ông có thể cho biết, ngành ngân hàng đã có những chương trình cụ thể như thế nào? Hiện, tổng dư nợ tín dụng dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc tận dụng FTA chiếm khoảng bao nhiêu % tổng dư nợ của ngành ngân hàng, thưa ông?

Lĩnh vực xuất nhập khẩu được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành kinh tế. Đặc biệt, ngành này đã nhận được nhiều chính sách ưu đãi, điển hình là hỗ trợ về lãi suất và các cơ chế, chính sách khác. Tuy nhiên, dù có nhiều giải pháp hỗ trợ, tín dụng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thuộc khối FTA.

Theo số liệu thống kê, dư nợ tín dụng dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khối FTA chỉ đạt khoảng hơn 300.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 2,05 - 2,1% so với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Đây là mức rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và kỳ vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khi họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn ngoại tệ.

Ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, như cho vay tín chấp dựa trên uy tín, bảo lãnh bằng hàng hóa hoặc thư tín dụng (ELC), thay vì yêu cầu tài sản thế chấp. Những chính sách này nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế vẫn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, cả từ phía ngân hàng lẫn doanh nghiệp.

Điều này đặt ra yêu cầu cần có các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn để thúc đẩy tín dụng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại của quốc gia.

Ông đánh giá như thế nào về việc tiếp cận vốn và tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tận dụng FTA?

Có thể nói rằng, yếu tố vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu, việc tiếp cận vốn để phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm các cơ chế cho vay với lãi suất thấp và chương trình hỗ trợ khác. Chẳng hạn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất chỉ khoảng 3,7%, một mức rất hấp dẫn. Tuy nhiên, mặc dù có những chính sách ưu đãi như vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng.

Câu hỏi đặt ra là, dù lãi suất thấp như vậy, tại sao doanh nghiệp lại không thể tiếp cận được vốn? Một phần lý do nằm ở yêu cầu tài sản đảm bảo và uy tín của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, họ có thể thế chấp bằng hợp đồng xuất khẩu hoặc chứng từ hàng hóa, điều này sẽ giúp họ tiếp cận vốn dễ dàng hơn nếu có sự hợp tác với các ngân hàng uy tín. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể vay được vốn, dù cơ hội có sẵn.

Một vấn đề quan trọng cần giải quyết là việc thiếu hiểu biết và thông tin về cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp chưa đủ hiểu biết về yêu cầu của các thị trường xuất khẩu, như chất lượng sản phẩm, giá cạnh tranh và các quy định về thuế, khiến họ không thể đáp ứng các yêu cầu từ ngân hàng để vay vốn. Ngoài ra, sự thiếu hụt thông tin về các thị trường mục tiêu cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mặc dù ngành ngân hàng đã nỗ lực giảm lãi suất và hỗ trợ các doanh nghiệp, nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất chậm, gần như không tăng trưởng, thậm chí giảm nhẹ so với năm trước. Điều này cho thấy, mặc dù ngân hàng sẵn sàng cho vay với lãi suất thấp, nhưng việc tiếp cận vốn vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, không chỉ ngành ngân hàng mà các bộ, ngành liên quan cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận cơ hội từ các FTA. Đặc biệt, cần tăng cường công tác tuyên truyền và đào tạo để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các cơ chế, chính sách, từ đó tận dụng cơ hội xuất khẩu hiệu quả hơn. Chính phủ cũng cần xem xét kiện toàn lại các bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chẳng hạn như các quỹ bảo lãnh, để giúp các doanh nghiệp nhỏ tận dụng tối đa cơ hội từ FTA, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Theo ông, đâu là lý do chính đằng sau tồn tại liên quan đến vấn đề tiếp cận vốn và tín dụng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng các FTA của Việt Nam?

Đầu tiên, chúng ta phải thống nhất quan điểm rằng, muốn kinh doanh mặt hàng nào, phải nắm rõ mặt hàng đó. Chẳng hạn, nếu làm kế toán tại ngân hàng, phải hiểu rõ khách hàng của mình và sản phẩm họ kinh doanh, từ đó mới có thể theo dõi và cho vay đúng cách. Đây không phải là vấn đề mới, mà đã tồn tại từ lâu. Tôi tin rằng, các ngân hàng hiện nay đã thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt trong chuyển đổi số. Ngành ngân hàng của nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ.

Việc chuyển đổi số trong ngân hàng hiện nay đã mang lại trải nghiệm rất tiện ích cho người dân, đồng thời cũng giúp quản lý, xác định nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó phục vụ họ tốt hơn. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là đào tạo, cả với cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp. Các cán bộ ngân hàng không chỉ cần đào tạo chuyên sâu về tín dụng, mà còn phải hiểu rõ các FTA và quy định quốc tế để có thể hỗ trợ doanh nghiệp.

Cùng với việc đào tạo cán bộ ngân hàng, việc hiểu rõ về các hiệp định FTA rất cần thiết, vì mỗi hiệp định lại có những quy định khác nhau. Điều này yêu cầu cán bộ ngân hàng phải nắm vững các quy chế, để có thể hỗ trợ khách hàng chính xác. Nếu không, sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề, đặc biệt là trong những giao dịch xuất nhập khẩu.

Một vấn đề quan trọng nữa là việc phòng, chống rửa tiền trong ngân hàng, hiện đang được quan tâm rất nhiều. Các ngân hàng đã triển khai những biện pháp phòng ngừa rửa tiền rất bài bản và đào tạo cán bộ rất nghiêm túc để đáp ứng yêu cầu này.

Tôi rất mong muốn có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, để tổ chức đào tạo cho cán bộ ngân hàng, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn và phát triển thuận lợi hơn. Việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là trong việc hiểu và chia sẻ các quy định về FTA, là rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tôi hy vọng, sẽ có sự phối hợp mạnh mẽ hơn giữa các bên, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và ngân hàng.

Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng, nhất là chuyên sâu về các nội dung, kiến thức liên quan đến FTA? Theo ông, điều này hỗ trợ như thế nào cho các ngân hàng trong việc tăng cường kết nối và nâng cao hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn tín dụng để tận dụng FTA?

Đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong nền kinh tế và ngành ngân hàng. Để phát triển bền vững, không tổ chức nào có thể thiếu công tác đào tạo. Trong ngành ngân hàng, việc đào tạo cán bộ là điều bắt buộc, không thể bỏ qua. Các nội dung đào tạo cần chú trọng cả về đạo đức và chuyên môn. Về đạo đức, Hiệp hội Ngân hàng đã ban hành bộ chuẩn mực đạo đức, chuyển hóa thành văn hóa doanh nghiệp. Các ngân hàng phải xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức riêng cho tổ chức mình. Ngoài ra, các cán bộ ngân hàng cũng cần được đào tạo chuyên môn ngay từ khi tuyển dụng. Họ phải học và thực hành, từ kế toán đến tín dụng, để đáp ứng yêu cầu công việc.

Việc đào tạo không chỉ cần thiết để nâng cao kỹ năng mà còn giúp phát triển sự nghiệp của từng cá nhân và cả ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản, vì không phải tất cả các cán bộ đều phù hợp với công việc ngay từ đầu. Các ngân hàng phải tuyển chọn kỹ càng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ.

Ngoài ra, cần có sự đào tạo đặc biệt về cách thức và thái độ đối với việc trả nợ. Các ngân hàng ở châu Âu có cách thức xử lý nợ xấu rõ ràng, nhưng ở Việt Nam, cán bộ ngân hàng phải đối mặt với áp lực khi xử lý nợ xấu, đôi khi dẫn đến mất việc và khó khăn trong giải quyết tài sản.

Đào tạo trong doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Các doanh nghiệp cần được hướng dẫn và đào tạo để nắm bắt cơ hội xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao năng lực sản xuất. Chính phủ và Bộ Công Thương cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ có thể tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do.

Việc nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển là cần thiết. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải tập trung vào việc đào tạo và phát triển đội ngũ, đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ để doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Nhờ có Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp dệt may trong nước không chỉ tăng được thị phần mà còn tăng kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường mới.
Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.
Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Hiệp định CPTPP - ‘bước đệm’ đưa dệt may Việt Nam ‘vươn mình’ sang các thị trường mới

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, Hiệp định CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường mới.
Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Hiệp định CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ

Sáng ngày 2/10/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo "CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ".
Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Trợ lực giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam rộng cửa vào Australia

Thị trường mở rộng cửa nhờ thuận lợi hóa thương mại, ưu đãi thuế quan từ Hiệp định CPTPP đã tạo cú huých để xuất khẩu thủy sản sang Australia có bước nhảy vọt.
Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam - Peru: Tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định CPTPP

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá, Hiệp định CPTPP đã và đang tạo ra xung lực mới để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Peru.
Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Tận dụng tốt hơn CPTPP để "hóa giải" những thách thức khi xuất khẩu sang Canada

Hàng Việt xuất sang Canada đang dần mất đi lợi thế cạnh tranh, do vậy, doanh nghiệp cần khai thác tốt hơn CPTPP để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế.
Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Nâng cao vai trò của hiệp hội, ngành hàng trong thực thi Hiệp định CPTPP

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam

Phó Chủ tịch nước khẳng định, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò và nâng cao vị thế Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế.
Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

Tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP, xuất khẩu thủy sản qua Australia tăng trưởng mạnh

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng 33%. Nhờ lợi thế từ Hiệp định CPTPP, Australia là thị trường có dư địa tốt cho xuất khẩu thủy sản.
“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

“Trái ngọt” xuất khẩu hàng hóa từ Hiệp định CPTPP

Sau 5 năm thực thi, Hiệp định CPTPP đã mang lại kết quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước đã khai thác có hiệu quả cơ hội từ CPTPP.
Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Xuất khẩu tôm vào Australia: Gia tăng các sản phẩm chế biến sâu

Nhu cầu các sản phẩm tôm chế biến của thị trường Australia khá cao. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường này cần chú trọng xây dựng thương hiệu.
Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

Xuất khẩu cá tra sang CPTPP: Mexico và Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng”

10 tháng năm 2023, xuất khẩu cá tra sang khối CPTPP đạt hơn 200 triệu USD, dù giảm so với cùng kỳ, song thị trường Mexico, Canada lấy lại "sắc xanh tăng trưởng"
Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index: Tạo động lực để địa phương bứt phá

Bộ chỉ số FTA Index được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phản ánh mức độ hiệu quả các FTA mang tới cho các địa phương, đồng thời tạo động lực để địa phương bứt phá
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Hiệp định CPTPP kích thích doanh nghiệp Việt xanh hóa để làm chủ cuộc chơi

Tác động Hiệp định CPTPP đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu Á khởi sắc nhờ “đòn bẩy” CPTPP

Hiệp định CPTPP đã giúp xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang các nước khu vực châu Á thuộc khối CPTPP gia tăng đáng kể.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động